Hình ảnh

Hình ảnh

27 tháng 3, 2014

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM KỊCH CỦA SHAKESPEARE


Nguồn: http://giangnamlangtu.wordpress.com/2011/07/13/van-h%E1%BB%8Dc-ph%C6%B0%C6%A1ng-tay-1/

 GIỚI THIỆU TÁC PHẨM KỊCH CỦA  SHAKESPEARE

KỊCH LỊCH SỬ

Nhóm 1: đề tài lịch sử nước Anh, dựa vào cuốn lịch sử  “Sử biên niên của nước Anh nước Ireland và Scotland” .
Nhóm 2: đề tài lịch sử La Mã cổ đại .
Shakespeare bước vào kịch trường giữa lúc tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc của dân Anh bốc lên cao chưa từng thấy. Chiến thắng đánh tan hạm đội vô địch Acmanda của Tây ban nha khiến hải quân Anh trở thành “con sói biển” tung hoành khắp các đại dương đưa nước Anh lên địa vị cường quốc hùng mạnh nhất châu Âu.
Triều đại Elizabeth đang được quần chúng ngưỡng mộ, nữ hoàng được ca ngợi là người chèo lái đưa con tàu Anh quốc vượt muôn trùng sóng bể cập bến vinh quang. Cảm xúc đó được bộc lộ cuồng nhiệt ở London. Hai chục vạn dân kinh thành sẵn sàng đổ ra đường phố tung hô nữ hoàng vạn tuế khi bà xuất hiện, rồi nhảy múa ca hát. Shakespeare đắm mình trong bầu không khí đó, ông dựng lại quá khứ lịch sử hào hùng để ca ngợi nhân dân mình, ca tụng những ông vua, những tướng lĩnh anh hùng có tên và vô danh đã làm rạng rỡ đất nước. Nhà thơ ủng hộ chế độ quân chủ tập trung thống nhất quốc gia và khát vọng hòa bình của nhân dân. Ông cũng rút ra những bài học lịch sử khi dựng lên những hôn quân bạo chúa, nhu nhược bất tài, quan chức đắm đuối hưởng lạc thì hậu quả diệt vong thật khó tránh khỏi. Ông nhìn thấy sức mạnh của nhân dân có thể làm nghiêng ngả ngai vàng. Nhà thơ nhắc nhở nhân dân đừng quên cảnh giác với  mọi  âm mưu  thủ đoạn  lừa gạt  của  bọn  quí  tộc (kịch Julius Caesar, Coriolanus) .

Kịch lịch sử của Shakespeare là những bức tranh hoành tráng miêu tả những sự kiện biến cố tiêu biểu của các giai đoạn lịch sử. Xem kịch chúng ta thấy cả cuộc chiến tranh trăm năm Anh – Pháp, Cuộc chiến Hai hoa hồng . . . Nhiều vở kịch lịch sử của ông được phổ biến rộng khắp thế giới bốn thế kỉ qua.

HÀI KỊCH
Hai giai đoạn đầu  Shakespeare viết nhiều hài kịch – giai đoạn lạc quan , nhưng càng về sau tiếng cười đã dần dần thay bằng nước mắt bi kịch. Nhà thơ viết hài kịch để mua vui cho công chúng, khẳng định tình yêu là chất men say cho cuộc sống, là hạnh phúc tuyệt vời nhất trên cõi thế gian, là nguồn sức mạnh chiến thắng tất cả những gì chống lại con người . Nhìn chung hài kịch  Shakespeare tràn ngập cảm hứng khẳng định cuộc sống. Tuy nhiên đến vở hài kịch Chàng thương gia ở thành Venice mặc dù tiếng cười sảng khoái cất lên mừng thắng lợi của tình bạn và tình yêu thì hình tượng gã Shylock vẫn còn đó như một mối đe dọa ngầm, ám ảnh tâm trí người xem. Đây là vở hài kịch có tính hiện thực.
BI KỊCH – TẦM CAO CỦA THIÊN TÀI
Ngay trong giai đoạn đầu khi đang say sưa với hài kịch và kịch lịch sử ,  Shakespeare đã viết vở bi kịch đầu tiên  Romeo and Juliet , kế đó Julius Caesar. Có lẽ khi đang chiều chuộng công chúng bằng những hài kịch, nhà thơ đã cảm nhận được mối nguy cơ đe dọa  con người, đe dọa chủ nghĩa nhân văn, mưu toan bóp nghẹt tiếng cười, lăm le gây tang tóc đau thương . Kể từ năm 1600 về sau, ông viết hàng loạt bi kịch với chủ đề cuộc sống đấu tranh khốc liệt giữa cá nhân và xã hội, trong đó những thế lực đen tối quyết tâm tiêu diệt những ai định cản trở nó, chống lại tham vọng thống trị của nó. Đặc biệt, nhà thơ phát hiện một thế lực đen tối đang sinh sôi nảy nở nhưng cực kì nguy hiểm- đó là đồng tiền và những kẻ nắm giữ nó. Nhà thơ báo động rằng giờ đây “nó” đang vượt ra khỏi  những giới hạn nhỏ hẹp để vươn lên địa vị thống trị những quốc gia, mưu toan thống trị toàn thế giới, “biến cả thế giới thành nhà tù mà nó là cai ngục”. Trong vở kịch Hamlet, tác giả đã tố cáo nó như thế, đến vở Timont at Athens, ông lại vạch mặt nó :
. . . Vàng , hoàng kim óng ánh quí giá vô ngần,  chỉ bấy nhiêu cũng đủ đổi trắng thay đe , biến tốt thành xấu, biến kẻ gian thành người ngay, hèn hạ thành cao sang , già cả thành trẻ trung , khiếp nhược thành dũng cảm !
            Đó là cái gì vậy hỡi thần linh bất tử  ?
Đó là cái vật khiến các cha cố và tín đồ ngoảnh mặt làm ngơ bàn thờ của các vị
            Tên nô lệ màu vàng ấy xây dựng và phá hủy tôn giáo của các vị , làm cho kẻ độc ác được hưởng phước lành , làm cho những kẻ ghê tởm được tôn sùng , đặt bọn trộm cắp lên ghế nguyên lão .
            Và làm cho chúng được hưởng chức tước danh vọng và được người ta quị lụy .
            Nó làm cho mụ đàn bà góa già nua tàn tạ thành cô dâu mới
            Hãy thôi đi, kẻ đáng bị đày xuống địa ngục, con đĩ chung của loài người . . .

Nhà thơ còn tố cáo sự câu kết giữa thế lực mới và cũ (tư sản và phong kiến với thế lực mới hình thành) để bóc lột áp bức  con người. Sự câu kết khiến Hamlet phải kêu lên:
“Đan Mạch là nhà tù đen tối nhất trong cái nhà tù thế giới này”. Chúng đẩy  con người lùi dần tới bờ vực thẳm. Những gì mà chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng hứa đem lại cho  con người thì giờ đây đang bị các thế lực đen tối chà đạp và tước bỏ không thương tiếc. Bi kịch  Shakespeare phản ánh sự bế tắc và tan vỡ của chủ nghĩa nhân văn trước sức công phá của những thế lực phản nhân văn. Nhưng nhà thơ không truyền bá chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thất bại. Nhà thơ tin tưởng  con người có thiên hướng vươn lên tới đỉnh cao Chân – Thiện – Mĩ, tin vào khả năng vô tận, lí trí sáng suốt và lương tri của họ. Hamlet và Ophelia, Othello và Desdemona, vua Lear và Cordelia con gái ông tuy đều phải chết bi thảm oan uổng nhưng đó là những cái chết tràn đầy sức mạnh tố cáo và lời hiệu triệu đấu tranh cho sự sống.
Cái gì làm nên sức mạnh nghệ thuật  của bi kịch  Shakespeare ?
Bên cạnh những khám phá, phát hiện và dự báo nói trên còn có khả năng miêu tả và thể hiện những khám phá đó trong nghệ thuật  kịch.
Khi viết bi kịch nhà thơ đã trộn lẫn bi với hài, cái cao cả với cái ti tiện, bi với hùng … như là hiện thực vậy .
Hành động kịch của Shakespeare theo qui tắc cổ đại Hi Lạp là duy nhất(Arietote đã đúc kết) nhưng không phải là đơn nhấ .Ông đưa thêm những hành động phụ nhằm mở rộng khoét sâu mâu thuẫn khiến cho bi kịch càng phát triển kích thước qui mô và phức tạp gay gắt hơn.

ROMEO AND JULIET

Vở bi kịch đầu tay nhưng đã được công chúng Anh ngay lập tức chào đón nồng nhiệt. Vở kịch gây xúc động chưa từng thấy trên sân khấu Anh và trong giới phê bình nghệ thuật. Cho đến bây giờ nó vẫn được coi là kiệt tác hàng đầu. Toàn bộ nội dung vở kịch được nhà thơ tóm tắt trong “Lời giáo đầu”:
Ngày xưa ở thành Verona xinh đẹp
            Có hai nhà dòng thế phiệt trâm anh
            Mối thù xưa bỗng gây gây cảnh bất hòa
            Máu lương thiện khiến người lành máu đổ   
Số phận éo le thâm thù hai họ
Lại khéo xui sinh hạ đôi tình nhân
             Mối tình si thê thảm muôn phần
             Chôn lời hận chỉ còn đành thác
            Tình lứa đôi thảm thương tan nát
            Trên xác con cha mẹ mới quên thù
            Chuyện thương tâm trình diễn đôi giờ          
xin quí vị ráng xem và chiếu cố
sức mọn , tài hèn tôi xin gắng trổ .
Câu chuyện mối tình oan trái bi thảm của Romeo và Juliet là câu chuyện thật xảy ra ở nước Italia thời trung cổ, đã từng được một số nhà văn nhà thơ Ý ghi chép và nhuận sắc. Do đó câu chuyện tình này đã được phổ biến rộng ở các nước Ý, Tây ban nha, Pháp và An .
Shakespeare chỉ mượn cốt truyện để gia công xây dựng thành vở kịch .Với ngòi bút tài hoa, R&J đã trở thành bất tử. Qua đó công lao của những người viết truyện trước  Shakespeare cũng được ghi nhận góp phần vào kiệt tác của Shakespeare. Nhà thơ  Shakespeare là người trả nợ văn chương rất hậu hĩ , ông luôn trả nhiều hơn những gì đã vay .
Trong vở kịch, ông dồn hết sự cảm thông đồng tình cho đôi uyên ương. Trước hết nhà thơ miêu tả một bản tình ca say đắm nhất và bất khuất kiên định vô cùng. Dưới đây trích một đoạn trong Hồi II cảnh 2, gọi là cảnh “Đêm trăng thề hẹn” :
            Sau đêm vũ hội hóa trang ở lâu đài nhà Capulet, Romeo cảm thấy yêu Juliet thật sự . Chàng quay lại, trèo tường hàng rào vào vườn nhà, hai người gặp nhau trên ban công chuyện trò, tỏ tình và thề hẹn:
            Romeo – Thưa tiểu thư, tôi xin thề có mảnh trăng thiêng liêng kia đang dát bạc trewn những ngọn cât trĩu quả . . .
            Juliet – Em xin chàng đừng lấy trăng kia thề thốt. Vầng trăng nghiêng ngả, mổi tháng lại thay đổi đường đi lối về. Em sợ tình chàng cũng như trăng kia thay đổi.
            Romeo – Tôi phải lấy gì mà thề ?
            Juliet – Xin chàng đừng thề nguyền chi cả. Hay nếu chàng muốn thì chàng hãy đem tấm thân tuấn nhã của chàng mà thề – đó là vị thần mà em thờ phụng, và em sẽ tin chàng .
Romeo -  Tôi xin thề trên linh hồn . . .
         Juliet – Xin nghìn lần chúc chàng một đêm tốt lành (nàng rời cửa sổ đi vào phòng)
Romeo – Thiếu ánh sáng của nàng thì đêm tối  hóa ra muôn nghìn lần xấu xa .
(chậm chạp quay ra) Tình yêu đi tìm tình yêu vui như cậu bé học sinh được rời ra sách vở  . Tình yêu phải xa tình yêu buồn như chú bé trở lại nhà trường.
(Juliet lại xuất hiện bên cửa sổ, hai người tiếp tục tình tự và hẹn ngày giờ làm lễ tuyên hôn bí mật ở nhà thờ) .
GỢI Ý PHÂN TÍCH
Chỉ trong một đoạn đối thoại ngắn, nhà thơ đã thể hiện nồng nàn tư tưởng nhân văn chủ nghĩa của thời đại. Khi Romeo muốn thề nguyền bằng ánh trăng sáng trên trời, Juliet gạt đi bảo không cần thề (ý nói: lời nói của con người tự nó đã là sự bảo đảm), còn nếu chàng thích thề (ý thích cá nhân) thì lấy ngay tấm thân chàng – bởi con người là vị thần đối với nàng. Rõ ràng con người kể cả thân thể của nó cũng được coi là thiêng liêng – vị thần tối cao của thế giới. Đó là sự phủ định mọi thứ thánh thần huyền bí xa xôi. Và sau đó, Romeo cũng cảm thấy nàng sáng đẹp hơn tất cả trăng sao tinh tú trên trời – những thứ cao xa đại diện của Chúa Trời. Hai người thật là đồng cảm, đồng điệu và đồng quan niệm.
Nhưng rồi đôi uyên ương phải chết oan uổng, kéo theo cái chết của những người khác và nỗi đau lòng tổn thất lớn của cả hai dòng họ. Chế độ phong kiến và lòng hận thù đã giết chết họ .
 (thảo luận – Vì lí do gì  nhà thơ kết tội chế độ phong kiến ? )

Cái bi kịch trong tác phẩm này không nằm trong tính cách, cái bi do hoàn cảnh gây ra, xô đẩy họ vào chỗ hủy diệt – đây là bi kịch kiểu cũ – bi kịch truyền thống – nghĩa là kết thúc vẫn là “có hậu”. Bi kịch này chưa đến mức sâu sắc như các bi kịch về sau .
Nhân vật chính nổi bật trong vở kịch là Juliet, thiếu nữ 14 tuổi lần đầu bước vào ngưỡng cửa tình yêu. Tình yêu đến bất ngờ như chớp lóe trong đêm vũ hội hóa trang ở ngay nhà mình. Khi nghe chàng tỏ tình, nàng chẳng hề e thẹn hoặc kiêu kì, khách sáo. Nàng chỉ nghe lời mách bảo của trái tim, tin tưởng nhanh chóng vào tình yêu tuyệt đối.
Nhà thơ  Shakespeare đã xây dựng được một Juliet hồn nhiên ngây thơ trong trắng và nồng nhiệt như là một hình tượng thiếu nữ yêu đương đẹp nhất đầu tiên của văn học thế giới vậy.
Kết thúc vở kịch là hai cái chết của đôi uyên ương nhưng không gợi lên cảm xúc bi quan tuyệt vọng. Hai gia đình đau đớn hối hận, cha Romeo xin phép đón Juliet cùng Romeo trở về hầm mộ của dòng họ Montague. Mối hận thù được hóa giải. «Về mặt tinh thần, đôi uyên ương đã chiến thắng, chiến thắng hai lần. Romeo và Juliet là vở bi kịch lạc quan » . Thảm kịch của họ đem lại nhận thức, niềm tin và hi vọng cho ý thức nhân loại về sau.
Câu hỏi  thảo luận : Giải thích nhận định trên .

OTHELLO – TẤN BI KỊCH CỦA LÒNG TIN TAN VỠ
Như một số vở bi kịch, khi viết Othello nhà thơ cũng mượn câu chuyện có sẵn, đó là truyện  Người Moor ở Venice của nhà văn Italia Sintio. Cốt truyện như sau:
Một viên tướng người dân tộc Moor da đen được triều đình Venice trọng dụng. Cảm phục  con người dũng cảm tài ba từng trải ấy, Desdemona – con gái một viên đại thần thượng nghị sĩ – tiểu thư đẹp nhất thành Venice đem lòng yêu thương Othello . Họ bí mật làm lễ cưới. Nhưng tên tùy tướng của anh vốn theo đuổi Desdemona bị nàng lạnh nhạt đã nổi cơn ghen căm giận cả hai người . Hắn đặt điều vu khống nàng là cô gái lẳng lơ . Viên tướng da đen sinh lòng ngờ vực, rồi ghen tuông lồng lộn. Y bàn bạc với tên tùy tướng cách trừng phạt nàng. Chúng dùng bao cát đánh nàng đến chết. Để phi tang, chúng phá sập nhà vùi xác nàng rồi bỏ trốn. Câu chuyện thật thương tâm và ghê tởm này sau được vợ tên tùy tướng tố giác khi y đã bỏ trốn và bỏ rơi nàng.
Nhà văn Sintio chỉ muốn kể một câu chuyện ghen tuông li kì rùng rợn man rợ của hai kẻ tàn bạo như nhau .
Nhà thơ Shakespeare viết Othello hướng người xem chú ý một vấn đề có ý nghĩa thời đại sâu sắc hơn nhiều.
Các nhân vật :
Othello – viên tướng da đen
Brabantio – nguyên lão thành Venice , cha của Desdemona
Cassio – một sĩ quan dưới quyền Othello
Iago – phó tướng của Othello
Desdemona – tiểu thư , con Brabantio
Emilia – vợ của Iago           
Cốt truyện :
Brabantio nguyên lão giàu có thành Venice có cô con gái xinh đẹp dịu hiền là nàng Desdemona . Nhiều người xin cưới  nhưng nàng vẫn chưa chọn được người vừa ý .Nàng gặp viên tướng da đen do cha nàng mời tới nhà kể chuyện trận mạc , chiến công . Chàng quả là người dũng cảm lập nhiều chiến tích trong cuộc chiến tranh chống quân Thổ nhĩ kỳ . Nàng cũng say mê cùng cha nghe chàng kể những cuộc phiêu lưu , chiến trận gian lao , li kì và anh dũng , những cảnh lạ phương xa . . .  Nàng đã khóc khi chàng kể những tai họa khủng khiếp mà chàng từng gánh chịu . Khi nghe xong , nàng cảm ơn anh và bảo chàng rằng : ” nếu chàng có người bạn trai nào thích yêu nàng , chàng hãy dạy anh ta cách kể chuyện đời mình  như vậy là đủ chiếm được trái tim em ” . Nói xong nàng đỏ mặt . Và Othello đã hiểu ý nàng . Hai người bí mật làm lễ kết hôn . Ông già Brabantio phản đối quyết liệt . Tại cuộc họp viện nguyên lão , ông đã tố cáo chàng Othello dùng ma thuật quyến rũ con gái ông . Vừa lúc ấy , nghe tin báo một đoàn chiến thuyề Thổ Nhĩ kì đang trên đường đánh chiếm đảo Cyprus nơi quan Venice đang canh giữ . Triều đình cho gọi tướng Othello giao nhiệm vụ đồng thời xét xử vụ tố cáo mà nếu đúng như vậy chàng sẽ bị tử hình theo luật thành Venice. Viện nguyên lão chất vấn chàng và tranh luận . Othello thành thực kể lại quan hệ của hai người . Ông già Brabantio điên cuồng buộc tội chàng một cách vô lí . Viên chánh án thừa nhận rằng lối kể chuyện và cách ứng xử cao thượng , trung thực của Othello có thể chiếm được cả lòng yêu mến của con gái ông nữa . Họ thừa nhận Othello chỉ dùng nghệ thuật  chính đáng của đàn ông khi yêu và đang yêu mà thôi . Cái gọi là ma thuật ấy chỉ là tài khéo léo kể chuyện lãng mạn để thuyế phục đôi tai của một công nương . Tiểu thư Desdemona xuất hiện trước tòa . Nàng nói bổn phận của nàng là biết ơn người cha có công sinh thành nuôi dưỡng  nhưng nàng cầu xin cha cho nàng thực hiện một bổn phận cao quí khác là đấng phu quân của nàng . Ông già tỉnh ngộ và hối hận . Triều đình sai chàng cầm quân ra trận .

 Nàng cũng xin đi theo chồng đến đảo Cyprus . May mắn thay , một trận bvão biển dữ dội đã nhấn chìm quân Thổ xâm lược . Hòn đảo bình an . Họ hạ trại nghỉ quân ở hòn đảo ấy .

Othello có một người bạn thân thiết nhất , đó là chàng Cassio đẹp trai , vui tính ăn nói có duyên . Anh ta đã từng làm cố vấn ái tình cho Othello khi chàng đang yêu nàng . Sau đám cưới tình bạn của ba người vẫn tốt đẹp. Anh thường đến thăm viếng hai vợ chồng như một người bạn . Othello tin tưởng giao chức vụ phó tướng cho Cassio . Điều này làm cho Iago một viên tướng  sinh ra ghen tức đố kị , hận thù . Y nghĩ rằng mình là kẻ xứng đáng phó tướng hơn ai hết . Y mỉa mai châm chọc Cassio chỉ là anh chàng giỏi gần gũi phụ nữ hơn là tài năng quân sự  , Y lại còn nghi ngờ Othello yêu vợ  y là Emilia . Iago bắt đầu nghĩ kế ám hại họ . Y bắt đầu nghĩ kế gây hại cho Othello . Là kẻ hiểu biết tậm lí  con người , y  cho rằng sự ghen tuông nghi ngờ là mối đau đớn gây lầm lỗi , rối trí khủng khiếp  nhất cho người đàn ông . . .

Một ngày hội mừng hòa bình được tổ chức trên hòn đảo , tất cả tham gia bữa tiệc và vui chơi . Riêng Cassio nhận nhiệm vu phụ trách đội quân ï canh gác theo qui chế quân đội . Rượu nho tuôn tràn , những ly rượu quay vòng chúc mừng  chúc mừng sức khỏe chủ tướng Othello và phu nhân . Cassio đã nhận lệnh không cho lính uống rượu quá nhiều sẽ gây náo loạn dân chúng địa phương sợ hãi . Iago cố ép Cassio uống rượu . Từ chối mãi không đành , Cassio đành phải uống theo những ly rượu chúc mừng của Iago hướng về nàng Desdemona xinh đẹp . Một mặt Iago xúi giục một tên sĩ quan gây gổ với Cassio . Hai kẻ say rượu tuốt gươm xông vào nhau . Một sĩ quan khác can ngăn không được còn bị trúng gươm . Rồi Iago lên tiếng báo động đầu tiên . Othello thức dậy đến chất vấn kẻ gây rối .Cassio đã tỉnh rượu rất xấu hổ không trả lời được . Iago làm ra vẻ bênh vực Cassio , khi bị ép phải nói thật y ra vẻ làm giảm sự nghiêm trọng của vụ đánh lộn nhưng ngầm ý buộc tội vào Cassio và lánh xa trách nhiệm của y . Cassio chưa tỉnh hẳn nên không nhớ rõ tình tiết câu chuyện . Othello là người nghiêm khắc nên đã phải ra lệnh cách chức phó tướng của Cassio .

Cassio buồn bã , than thở với Iago vì anh vẫn tưởng y là người bạn tốt . Iago bảo ” vợ của vị tướng cũng là vị tướng ” và y khuyên anh nói với Desdemona nhờ nàng can thiệp hòa giải . Cassio đến gặp Desdemona . Nàng hứa sẽ hết sức cố gắng giúp bạn . Nói chuyện với chồng , nàng ra sức bênh vực Cassio với giọng nói dễ thương và nghiêm trang . Othello thật khó mà ngắt lời hoặc tranh cãi với nàng .Chàng chưa thể quyết định xóa tội cho Cassio , cho rằng thế là quá sớm . Nàng nôn nóng nêu ra thời hạn hôm sau hoặc hôm sau nữa là chậm nhất . nàng lưu ý chồng rằng Cassio thật đáng thương đã biết hối lỗi và khiêm tốn . nàng nhắc đến công lao Cassio làm ” sứ giả tình yêu ” cho họ . Có lẽ anh ấy đã bị phạt quá nặng  ( ! ) . Othello đành phải hứa sẽ trọng dụng lại Cassio nhưng  chần chừ kéo dài thêm ít ngày .

Trong khi đó, Iago gặp gỡ chủ tướng trò chuyện, mỗi ngày một chút y xúc xiểm khéo léo khiến Othello bắt đầu ngờ vực mối quan hệ của vợ và bạn Cassio. Tên Iago lại xảo quyệt an ủi chủ tướng không nên tự làm khổ mình với sự ghen tuông. Tên đê hèn càng làm Othello chất phác tò mò , anh phân vân :”Vợ ta xinh đẹp, thích giao thiệp tiệc tùng , nói năng phóng khoáng tự nhiên , múa hát hay đàn giỏi . Nhưng chỉ nơi nào có đức hạnh thì những phẩm chất ấy mới tốt đẹp như thế. . . Ta phải có bằng cớ trước khi nghĩ rằng nàng giả dối” .

Tên xảo quyệt lại tỏ ra vui mừng rằng Othello vẫn giữ vững lòng tin tưởng vcào người vợ hiền . Hắn còn nói hắn cũng chẳng thấy có bằng chứng nào cả . nhưng hắn lại nhắc anh hãy chú ý thái độ của nàng khi tiếp xúc với Cassio . Hắn nói thêm rằng hắn quá hiểu rõ tính nết đàn bà Ý quê hương hắn hơn Othello: “Ở Venice , các bà vợ để cho Thượng đế biết nhiều thủ đoạn mà không để cho chồng biết”. Hắn gợi ý rằng Desdemona đã từng dối cha thật khôn ngoan khi bí mật kết hôn với chàng  khiến chẳng ai hay biết gì .Lập luận này đã tác động mạnh đến tâm trí Othello. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khác , Iago đã đẩy Othello càng lúc lún sâu xuống vực thẳm nghi ngờ và đau khổ tự dày vò .  Iago đã giăng cái bẫy bằng chính lòng nhân hậu bao dung ngây thơ của nàng để hại nàng . Hắn lại khuyên Othello kiên nhẫn cho tới khi có bằng chứng xác đáng . Nhưng chính Othello cả tin lại càng nôn nóng sốt ruột, chẳng còn yên ổn, anh trở nên mệt mỏi uể oải chán nản việc quân .
Iago lại hỏi anh về chiếc khăn tay thêu hoa của Desdemona. Anh đáp đó là kỉ vật của anh tặng nàng khi đám cưới. Iago nói có lần nhìn thấy Cassio lau mặt bằng chiếc khăn ấy  . Othello lạnh lùng đáp: “Nếu ngươi nói thật , ta sẽ không yên nghỉ cho đến khi nào sự báo thù của ta đã nuốt chửng bọn chúng . Trước hết để thử lòng trung thành của ngươi, ta giao cho ngươi giám sát việc hành hình tên Cassio trong vòng ba ngày nữa. Còn phần con quỉ xinh đẹp kia, ta sẽ đi xa và nghĩ ra một cái chết cho nó ” .

Othello giả bộ nhức đầu, gọi vợ đưa chiếc khăn tay để anh ta buộc trán . Nàng làm theo , “không phải cái này, cái mà ta tặng nàng hồi trướ ” . Nàng không thể tìm ra chiếc khăn ấy . Nàng đâu có  ngờ được rằng Iago đã sai vợ y là Emilia đánh cắp chiếc khăn với lí do mượn về làm mẫu thêu một cái giống như vậy ; Rồi hắn thả rơi chiếc khăn trên đường đi của Cassio khiến chàng vô tình nhặt lấy . Othello bảo nàng rằng chiếc khăn ấy vốn của mẹ chàng để lại , dặn chàng hãy dành tặng người phụ nữ mà chàng yêu quí nhất . Chiếc khăn có phép màu nhiệm giữ gìn tình yêu trọn vẹn , cần phải giữ gìn như con ngươi của mắt mình . Nàng hoảng sợ gần như ngất đi khi thấy chiếc khăn không còn . Othello vẫn khăng khăng đòi dùng chiếc khăn . Nàng tìm mọi cách an ủi chồng . Còn Othello càng điên dại , lao ra khỏi phòng . nàng biết chồng đang ghen , nhưng nghĩ mãi không biết mình có lỗi gì, đã mắc sai lầm gì khiến chồng đau khổ . nàng buồn nả , thất vọng . Khi Othello trở lại chàng lên án gay gắt rằng nàng đã phản bội, đã yêu một người khá , chàng khóc. Desdemona than thở “Hỡi ôi cái ngày hôm nay mới nặng nề làm sao ! Vì sao anh lại khóc ?” . Chàng bỏ ra ngoài. Vợ chàng bàng hoàn , kinh ngạc và đến kiệt sức  , nàng đi nằm nghỉ . nằm xuống giường mệt mỏi , mong đợi phu quân quay lại  với nàng . nàng thiếp đi với giấc ngủ nặng nề . Othello quay lại , hầm hầm sát khí . thấy vợ nằm ngủ có vẻ ngon lành thanh thản , chàng càng uất giận. Othello quyết định giết chết nàng . Không muốn làm người vợ xinh đẹp phải đổ máu trên làn da trắng như tuyết anh ta nghĩ cách giết vợ sao cho êm ái nhất . Anh ta tuyên bố:  nàng phải chết, nếu không nàng sẽ còn phản bội nhiều người đàn ông khác nữa” . Rồi chàng cúi xuống hôn nàng một lần cuối và chàng khóc . nàng thức dậy vì những cái hôn nồng nàn. nàng mừng rằng chồng đã nghĩ lại. Nhưng khi nhìn thấy nét  mặt chồng đầy sát khí, nàng hoảng sợ. Othello bảo nàng hãy đọc kinh thánh, cầu nguyện đi, rằng chàng không muốn giết một linh hồn chưa rửa sạch tội . người vợ đáng thương cầu xin chàng cho biết tội lỗi của mình . Othello nói tên Cassio và chiếc khăn kỉ vật thiêng liên . Rồi mặc cho nàng cố sức giãi bày, y gạt đi , lấy chiếc gối phủ kín mặt nàng và đè xuống đến khi nàng ngạt thở… Thấy vợ đã chế , Othello rút kiếm định tự sát. Vừa lúc ấy quân lính đưa Cassio bị thương do tên Iago giết hụt an .  Cassio xin lỗi chủ tướng và hỏi anh đã xúc phạm Othello như thế nào mà anh bị hành hìn .  Emilia vợ Iago chạy vào thú nhận tội lỗi về chiếc khăn tay  vì nàng hối hận, nghĩ đến hậu quả khủng khiếp của mình tiếp tay chồng làm việc xấu xa.

Sự thật như một đòn sấm sét giáng xuống đầu Othello. Chàng nhận ra mình là kẻ xấu xa tột bậc, chàng mừng rỡ vì thấy Desdemona vẫn là người phụ nữ chung thủy tuyệt vời. Nhưng nỗi đau đớn hối hận đã kéo chàng gục xuống bên xác vợ. Chàng nói một điều gì đó rồi rút kiếm tự sá . Quân lính đuổi theo Iago…

            PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
IAGO ngay từ đầu  đã có thái độ thù ghét Othello. Y nói với bạn: “Nếu tôi không thù ghét hắn thì thật đáng để ngài khinh bỉ . Ba nhân vật danh tiếng ở kinh đô đã đích thân vận động khẩn nài hắn cử tôi làm phó tướng. Mà thành thật mà nói -tôi biết tài tôi lắm chứ . Tôi hèn gì mà không xứng với chức vụ ấy ? ” (hồi I cảnh 1) Hắn còn ghét anh vì anh là một “gã ngoại nhân không nhà không cửa, một tên nhọ đen” – hắn tâm sự với ông già Brabantio .
Tai hại thay, Othello, Desdemona và cả Cassio đều tin tưởng hắn. Họ tin ở phẩm chất con người cao đẹp như chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng đã khẳng định. Vở kịch diễn ra vào cái thờixã hội còn ngập trong không khí hận thu đáng ghê tởm về tôn giáo, màu da, chủng tộc và đẳng cấp- điều này chứng tỏ bản lĩnh dũng cảm cao độ của nhà thơ  Ông đã miêu tả sự hòa hợp giữa những người khác biệt về tất cả những mặt trên nếu không bị cản trở phá hoại của những kẻ xấu xa đê tiện, hẹp hòi. Othello là bản tình ca đẹp đẽ nhất và cũng là tấn bi kịch thê thảm xót xa nhất .Bi kịch ấy do tính cách của Othello, Desdemona và Iago quyết định.
Tính cách của đôi tình nhân giống nhau là đều tin tưởng tuyệ đối vào sự lương thiện của  con người. Còn Iago đi theo cái triết lí “cuộc sống của y là trên hết ! “bất chấp đạo lí và lương tâm. Hắn còn có tài che đậy dã tâmnên nhiều người đã lầm lẫn, Othello thường gọi hắn la “Iago trung thực”. Othello vì ghen tuông mà mất hết lí trí, nhưng ghen tuông chỉ là biểu hiện bề ngoài, chẳng phải là bản tính của chàng. Chính Iago mới là kẻ ghen tuông đố kị. Hắn ghen với Othello và vợ hắn, đố kị với Cassio. Othello cao thượng yêu thương Desdemona tha thiết và tin rằng nàng cũng yêu mình nồng nàn chung thủy. Dẫu sao chàng vẫn còn mặc cảm tự ti về màu da và tuổi tác(chàng lớn tuổi hơn vợ khá nhiều), buồn vì sự giao thiệp vụng về của mình nữa. Do đó khi bị xúc xiểm Othello dễ sinh ngờ vực. Tuy thế chàng vẫn cố sức gạt bỏ mối nghi ngờ. Niềm tin chàng đặt vào Desdemona là hoàn toàn đúng đắn. Chàng chỉ sai lầm khi tin cậy Iago. Đến khi nhìn thấy rõ  bằng chứng” (chiếc khăn tay) chàng mới điên cuồng giận dữ . . . Vợ chàng ngây thơ hỏi chàng cảm thấy đau ở đâu, Othello chỉ tay vào đầu mà nói chàng bị thương ở đó . Nếu là nỗi đau ghen tuông , người ta thường nói trái tim bị tổn thương – nơi biểu tượng của tình cảm. Nỗi đau của Othello ở đây lớn lao sâu sắc hơn, khủng khiếp hơn – chàng đau đớn vì tin rằng mọi  sự trên đời đều là dối trá. Sự dối trá được che ngoài bằng vẻ xinh đẹp lại càng ghê tởm biết bao ! Chàng đã từng tin tưởng rằng nàng là hiện thân cái đẹp hoàn hảo của  con người, thế mà sự thật phũ phàng cay đắng đến thế này ư !
Vậy là sư trừng phạt của Othello dành cho Desdemona chẳng phải vì ghen tuông. Đó là sự trừng phạt dành cho kẻ phản bội niềm tin, theo Othello, đó là tội lỗi lớn nhất của con người. Trước khi hành động, Othello đau khổ đến tột cùng (chàng không hề tỏ ra hả hê khoái trá được thỏa chí trả thù), chàng quì xuống bên giường Desdemona:
Hãy để ta hôn một lần nữa , một lần nữa
            Em chết đi cứ giữ nguyên vẻ yêu kiều diễm lệ
            Như thế dù ta sắp phải ra tay hành quyết
            Tình yêu sẽ lại đằm thắm trong lòng ta
            Hãy để ta hôn một lần nữa
            một lần cuối cùng . Trời hỡi !
            Có bao giờ cái hôn dịu dàng nhường này mà cũng ác nghiệt nhường này
            Nước mắt ta khôn cầm
            Đây là những giọt lệ hà khắc mà thượng đế rỏ xuống
            Khi Người phải dằn lòng trừng phạt đứa con yêu .
Quả là Othello đã trừng phạt vợ trong sự tiếc nuối, trong tình yêu nồng nàn không kìm lại được.
Nhưng sau đó, khi chàng phát hiện ra sự nhầm lẫn vô phương cứu chữa, chàng lại khóc rống lên trong một niềm vui thú lạ lùng. Tâm trạng Othello chứa đựng nghịch lí phức tạp: đau đớn tột cùng vì hối hận, giận mình ngu dại, căm thù kẻ khốn kiếp Iago và niềm vui bừng sáng khi biết niềm tin và tình yêu Desademona vẫn còn đó. Nỗi đau khổ nghi ngờ tình yêu đã tan biến , niềm tin được khôi phục.  Othello cầm kiếm tự kết liễu cuộc đời  gục xuống bên nàng  Hành động ấy nhằm tôn trọng sự công bằng, hay chứng minh lời thề chung thủy với nàng ?
Othello là hình tượng  con người cao quí nhất và đau khổ nhất trong văn học thế giới.
Bên cạnh anh còn hai nhân vật phụ nữ cao quí: Desdemona và Emilia. Tình yêu của Desdemona thật là vô tư trong sáng nồng nhiệt và dũng cảm. Ngay cả người cha khắc nghiệt hẹp hòi cũng không thể giận trách nàng. Còn Emilia là một phụ nữ bình thường với những khuyết điểm nhưng nhờ lòng dũng cảm nói lên sự thật cứu người mà trở nên  con người phi thường cho dù bản thân phải chịu thiệt thòi Bản thân chị cũng phải chịu đựng một tấn bi kịch – làm vợ một kẻ mặt người dạ thú như Iago.
(Bài tập thực hành: Phân tích tấn bi kịch Emilia) .
Hành động kịch  xoay quanh một cái trục: mối quan hệ Othello và Iago. Kết cục: Othello thất bại thảm khốc, còn Iago khi bị phát hiện , y còn chạy trốn – Lời cảnh báo của nhà thơ .
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1/ Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận để giải thích hành động tự sát của Othello theo quan điểm của chính nhà thơ  Shakespeare. Có ý kiến còn cho rằng Othello thất vọng với cuộc đời giả trá, chàng tìm cái chết để tránh xa nó ? Anh chị nghĩ sao ?
2/ Tư tưởng của vở bi kịch là gì ?
-          Hãy tin tưởng ở tình yêu ? Hay là luôn luôn cảnh giác với  con người ? (Dù câu trả lời ra sao, chủ nghĩa nhân văn đang bị đe dọa, vở kịch là lời cảnh  báo của nhà thơ).

KING LEAR -  TÌNH TRẠNG XÃ HỘI ĐẢO ĐIÊN TAN TÁC
Vở bi kịch Vua Lia  đã  từng gây tranh cãi cho nhiều thời đại.Tóm tắt cốt truyện kịch :
Lia là vua nước Anh, có ba cô con gái. Chị lớn nhất lá Goneril, vợ công tước xứ Albany . Chị thứ hai là Regan vợ công tước xứ Cornwall. Cô gái út là Cordelia chưa lấy chồng . Có hai vị khách cầu hôn cô là  vua nước Pháp và công tước xứ Burgundy đang ở thăm triều đình .

Vua Lia đã hơn tám chục tuổi, nghĩ rằng mình đã già yếu mệt mỏi nên quyết định thôi không giữ việc cai trị đất nước, bèn chuẩn bị giao cho ba con, mỗi cô một phần đất nước . Ngài cho gọi ba con đến , ngài  muốn thăm dò xem sau này các con sẽ đối xử với cha như thế nào. Theo đó vua sẽ có cách chia phần cho họ .

Cô chị lớn , Goneril thưa rằng cô yêu cha nhiều hơn mức độ mà lời nói có thể mô tả được . Rằng người cha còn quí hơn cả mạng sống và tự do . . . Vua Lia nghe thế rất vui thích , ngài tuyên bố chia cho cô và chồng một phần ba đất nước .

Regan cô thứ hai nói rằng những gì người chị nói còn kém xa tình yêu mà nàng sẽ dành cho cha. Nàng nói thêm: mọi niềm vui khác đã chết  trong niềm vui nàng được sống với vua cha yêu quí”
Vua Lia sung sướng tự hào tin tưởng với hai con gái lớn và cùng chia cho họ như nhau .

Ngài quay sang cô gái út – Cordelia  mà ngài thường gọi là “niềm vui cvủa chính mình” . Ngài hỏi con có gì để nói với cha  và ngài chờ đợi những lời nói dễ thương , êm tai và mãnh liệt  hơn tất cả bởi nàng là đứa con gái út được ngài cưng chiều hơn ai hết  . . . Công chúa út  Cordelia nghe cha hỏi thì e thẹn khi phải bày tỏ tình cảm thầm kín của mìn . Cô nghĩ mình không thể nói những lời lẽ khoa trương giả dối như hai người chị. Cô chỉ nói giản dị « con yêu cha theo bổn phận của mình không hơn không kém” .

Vua Lia sửng sốt trước câu nói đơn sơ của đứa con gái mà ông yêu quí nhấ . Ngài bảo cô nhắc lại lời nói và hãy cân nhắc kĩ trước khi nói lại.

Cordelia nó , đại ý là – nhà vua là cha c , đã dạy bảo và yêu thương nàng, và nàng sẽ vâng lời và yêu thương kính trọng . Nhưng nàng không thể nói như hai chị, không thể hứa hẹn sẽ không yêu thương ai khác trên thế gian này. Nếu đi lấy chồng nàng tin rằng chồng nàng muốn có ít nhất một nửa tình yêu của nàng, một nửa sự chăm sóc của nàng , một nửa bổn phận của nàng . . .nếu có con . . .Chỉ khi nàng khô ng đi lấy chồng, nàng mới có thể yêu thương cha hơn tất cả .

Tuổi già làm cho Lia không thể phân biệt đâu là chân thực, đâu là giả dối. Ngài giận dữ tuyên bố cô gái út đã nói những lời kiêu ngạo, ngài tước bỏ quyền thừa kế của cô và đem chia nốt cho hai cô chị .

Ngài  cho họp  triều đình công bố quyết định: chía đất nước hai phần giao cho hai cô gái lớn, ngài chỉ giữ danh hiệu nhà vua và một trăm lính hầu cận. Mỗi tháng ngài sống luân phiên ở cung điện của hai cô . Các vị đại thần vô cùng ngạc nhiên sửng sốt , bá tước Kent – vị đại thần trung thành  bước ra can ngăn . Vua Lia nổi giân tuyên bố sẽ xử tử bất kì kẻ nào dám ngăn cản ngài  . Bá tước Kent vẫn cất lời cầu xin vua hãy nghe lời ông như từ trước đến giờ . Kent thưa rằng cô út Cordelia yêu thương cha không ít hơn các chị đâu . . . Vua Lia càng nổi giận , tuyên bố cách chức và đuổi bá tước ra khỏi nước Anh trong thời hạn năm ngày , nếu còn chần chừ sẽ bị xử tử . Bá tước Kent vội vàng  quay ra từ giã mọi người , dặn dò các quan hãy chăm sóc cô học trò Cordelia . Vua Lia lại cho mời hai vị khách cầu hôn ra hỏi họ có còn giữ lời cầu hôn nếu công chúa út đã bị truất quyền thừa kế . Công tước xứ Burgundy rút lại lời cầu hôn , vua nước Pháp sau khi đã hiểu rõ sự tình thì nắm tay Cordelia và tuyên bố : đối với ngài , những đức tính cao đẹp của nàng còn quí hơn cả một vương quốc . Vua Pháp bảo nàng đi từ giã vua cha và các chị mặc dù họ  đối xử tàn nhẫn , ngài an ủi nàng sẽ làm hoàng hậu một vương quốc đẹp hơn đất nước của hai bà chị . . .
CORDELIA  đôi mắt đẫm lệ lạy chào cha và từ biệt các chị , nàng dặn các chị hãy cố giữ lời hứa chăm sóc cho cha . Hai cô chị nói chẳng cần em phải dặn , họ biết bổn phận mình phải làm gì . Họ còn  khuyên bảo nàng với những lời mai mỉa .

Ngay trong tháng đầu vua Lia sống với cô gái lớn Goneril ngài đã sớm nhận thấy nết giả dối của nó . Nàng không chịu đựng nổi một trăm hiệp sĩ tùy tòng của vua cha nên tỏ thái độ khó chịu ra mặt .Đám gia nhân của nàng cũng theo gương nàng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với vua Lia , thậm chí không thèm tuân lệnh ngài . Ngài bàng hoàng không ngờ sự đời lại tệ hại đến vậy , nhưng ngài cố chịu đựng . Bá tước Kent cải trang làm một gia nhân xin vào giúp việc nhà vua già dưới cái tên mới Caius . Caius tận tâm chăm sóc vua . Một hôm ông đã đánh gục một tên lính hầu dám nói năng cộc cằn bất kính với vua Lia . Vua càng thêm quí mến Caius .

Goneril ngày càng trắng trợn đòi vua cha giảm bớt số hiệp sĩ , chỉ  giữ lại những người già yếu .Vua Lia nổi giận kéo đám tùy  tùng rời khỏi nhà chuyển đến lâu đàicủa  con gái thứ hai – Reagan . Ngài nguyền rủa đứa con gái lớn bất hiếu với những lời lẽ khủng khiếp nhất  . Công tước xứ Albany chồng nàng xin lỗi vua  cha nhưng Lia gạt đi không thèm nghe nữa . Ngài lên đường và nghĩ lại thấy lỗi lầm của con gái út thật là nhỏ bé . . . Ngài cho gia nhân đem thư đi báo trước cho Reagan biết trước , nhưng Goneril cũng vội gửi thư cho cô em báo rằng cha rất khó tính , nàng khuyên cô em chớ có tiếp nhận hết số hiệp sĩ tùy tùng vua cha… Sứ giả Caius đi đưa thư đến nơi gặp tên lính đưa thư của Goneril – kẻ đã bị ông đánh gục bữa trước . Ông lại thách hắn đánh nhau , hắn từ chối , ông xông vào đánh hắn tơi bời . Vợ chồng Reagan cho lính bắt cùm chân ông bất chấp ông là sứ giả của vua cha . Khi vua bước vào lâu đài , nhìn thấy  gia nhân của mình bị cùm chân ngồi nhục nhã . Lính của con gái ra báo rằng vợ chồng công tước mới đi xa về mệt mỏi chưa đón tiếp cha được . Ngài giận dữ quyết đòi gặp con . Họ bất đắc dĩ ra tiếp cùng với cả cô gái lớn Goneril , hai chị em còn nắm tay nhau . Reagan khuyên cha nên trở lsại sống với chị Goneril và khuyên ngài giảm đi một nửa số tùy tùng . Cuộc tranh cãi nổ ra , hai chị em mặc cả với cha giảm dần từng người phục vụ từ 50 xuống tới 25 , rồi 10 và 5 . . . Từ một ông vua oai quyền , Lia đã trở thành một kẻ ăn xin như thế khiến ngài bấn loạn khủng hoảng . Ngài nguyền rủa hai đứa con gái bội bạc . . .

Lúc ấy đêm đã xuống , một cơn bão táp mưa gió sấm sét dữ dội nổi lên  . Reagan ngăn không cho tất cả đoàn tùy tùng chạy vào cung điện . Vua Lia nhảy lên mình ngựa phóng thẳng vào trong giông bão và đêm tối , suốt mấy dặm đường không nơi trú ẩn . Vua Lia đã hóa điên , nói năng lảm nhảm  , kêu gọi Thượng đế hãy  gọi gió thổi mạnh nữa , sóng biển dâng cao nữa để xóa sạch dấu vết những con vật vô ơn bạc nghĩa gọi là “  con người ” ấy  . . . Chỉ có một anh hề  chạy theo Lia , sau đó  bá tước mang cái tên lính hầu Caius đuổi kịp vua . Ông khuyên ngài tìm nơi trú ẩn không nên tự hành hậ mình nữa  . Họ chui vào một cái lều , nơi ấy có một người ăn mày .

Bá tước Kent bàn bạc kế hoạch phục thù  , gọi một số hiệp sĩ đưa vua về lâu đài của ông ở xứ Dover. Rồi ông giong buồm vượt biển sang đất nước Pháp tìm hoàng hậu Cordelia  . Ông kể hết sự tình đáng thương của vua Lia và yêu cầu nàng đem quân Pháp về trừng phạt hai người chị , lấy lại giang sơn cho vua Lia . Được vua Pháp ủng hộ , nàng dẫn quân về nước Anh . Lúc này vua Lia đã trốn khỏi lâu đài  Dover bỏ đi lang thanh trong cơn điên dại , quần áo tơi tả đầu đội vương miện bằng cỏ và rơm , miệng hát vangnlang thang trên cánh đồng . Hai cha con gặp nhau xiết bao vui mừng cảm động . Vua Lia vừa mừng vừa thẹn , ngài không tin rằng cô là Cordelia tội nghiệp ngày xưa . Ngài quì xuống xin con tha thứ , nàng phải quì theo xin cha quên mọi chuyện cũ . Nàng hôn cha , để như nàng nói : hôn sạch đi tất cả thói vô ơn của các chị . . . ” .

Trong khi đó , hai cô chị đã chán nản hai ông chồng công tước . Họ đi yêu một kẻ đàn ông khác – Edmun . Tên này là đứa con hoang của bá tước Glouceter – người đã nghe lời xúc xiểm của y mà từ bỏ đứa con chính thức Edgar . Y đã đuổi anh trai khỏi nhà để chiếm lấy quyền thừa kế sau khi bá tước từ trần .Công tước xứ Corwall chồng của reagan qua đời , nàng tuyên bố sẽ cưới gã Edmun . Cô chị Goneril nổi cơn ghen liền đầu độc em gái phải chết . Chồng nàng – công tước xứ Albany phát hiện đã cho bắt giam nàng vào ngục . Đội quân của Edmun đi chống trả đội quân Pháp . Tiếc thay số phận đáng buồn lại rơi vào Cordelia . Nàng bị gã Edmun bắt ,giam lại rồi giết chết . Sau cái chết của cô con gái út , vua Lia chỉ còn sống thoi thóp . Bá tước Kent gỡ bỏ cải trang nhận mình là bá tước Kent , Vua Lia một lần nữa kinh ngạc bàng hoàng . Vua tắt thở ra đi . Ít lâu sau bá tước Kent trung thành cũng đi theo vua Lia . Đội quân của Edgar nổi lên , giao chiến với tên em trai phản bội và giết chết y . Công tước xứ Albany – người chồng không đồng tình với vợ -  đã lên giữ ngôi vua nước Anh .
Xưa nay người ta thường xem kịch vua Lia như là một tác phẩm giáo huấn luân lí gia đình.Tuy nhiên nội dung tư tưởng của Shakespeare sâu rộng hơn ý nghĩa đó. Thực ra cốt truyện vua Lia có trong nhiều truyện dân các nước Tây Âu. Đến thế kỉ 19 nhà văn Balzac vẫn còn sử dụng đề tài đó để viết tiểu thuyết “Lão Goriot” .
Phân tích nhân vật vua Lear, thấy bi kịch của ông cũng tương tự Othello. Đó là sự sụp đổ của lòng tin vào những gì tốt đẹp truyền thống. Cái chết của ông  cũng mang tính chất tự huỷ hoại như Othello vậy, nhưng bi thảm hơn nữa .
Một thủ pháp đặc sắc của  Shakespeare là trộn lẫn bi và hài trong vở King Lear cho chúng hỗ trợ lẫn nhau. Anh hề nói năng thâm thúy  khác người bình thường. Vua Lia nói năng khi sáng suốt khi điên dại. Bá tước Gloucester bị chọc mù hai mắt lại bảo rằng “nhìn thấy sáng hơn xưa” . . .
MACBETH – LỊCH SỬ MỘT TỘI ÁC ĐƯỢC PHƠI BÀY
Thoạt tiên người ta tưởng vở bi kịch này giống như bi kịch dục vọng thời cổ đại Hi Lạp  (dục vọng quyền lực). Thật ra Macbeth vẫn nằm trong dòng mạch bi kịch  Shakespeare với cảm hứng đi tìm nguyên nhân của thời đại đảo điên tan tác. Nhà thơ đã phơi bày trong vở kịch này lịch sử một tội ác từ khi phát sinh đến hậu quả của nó .

         “Ban đầu Macbeth là một viên tướng giỏi,  bầy tôi trung thành của nhà vua . Y lập được nhiều chiến công bảo vệ đất nướ , danh tiếng vang dội. Y được tướng sĩ khâm phục, nhân dân chào đón hoan hỉ và nhà vua trọng nể . Mặc dầu vậy y vẫn khiêm tốn không hề tự phụ, kiêu ngạo coi mình là người duy nhất có công lao chiến thắng vinh quang .
         Thế rồi một mụ phù thủy xuất hiệ . Cứ mỗi lần chúc tụng y , mụ lại tôn xưng y với chức vụ cao hơ . Y thoáng thấy mình giữ vai trò quyết định vận mệnh quốc gia và bị chiếc  ngai vàng ám ảnh. Mụ vợ cũng tiếp sức xúi giục y hành động . Một cơ hội thuận lợi ngẫu nhiên đến với y: nhà vua đến thăm y và ngủ lại nhà  . Thế là y giết vua rồi bước lên ngai vàng trong sự chào mừng hoan hỉ của bọn nịnh thần . Lên tới tuyệt đỉnh quyền uy rồi nhưng vợ chồng y luôn bị ám ảnh về tội giết vua . Khi ăn khi ngủ đều chẳng được yên , hinnh ảnh nhà vua đầm đìa máu không lúc nào dời khỏi tâm trí chúng . Rồi y nảy sinh mối ngờ vực những tên cận thần sẽ noi gương y mà chiếm ngai vàng . Y chẳng còn tin tưởng ai nữa. Y tiếp tục giết những kẻ nghi ngờ . Và y vẫn sống trong tâm trạng lo âu sợ hãi . Càng hoảng sợ y càng mạnh tay giết chóc , càng giết càng run sợ . Những cơn ác mộng ban đêm , hoang tưởng ban ngày hành hạ y . Tội ác càng chồng chất , nhân tâm li tán , sự phẫn nộ căm thù y càng tăn . những người thân thiết bỏ dần đi . Vợ chồng y cảm thấy vô cùng cô đơn .

            Những đội quân trừng phạt từ mọi ngả kéo về triều đình. Đêm trước khi ra trận chống trả, y gặp ác mộng tất cả những oan hồn kéo về đòi y trả mạng và báo ngày tận số của y .

Chủ đề tư tưởng của vở kịch khá rõ ràng: cái ác không chỉ tàn phá một con người (vua)  mà còn gây tình trạng đảo điên tan tác suy sụp cả xã hội. Nhân vật Macbeth tuy gây tội ác nhưng y vẫn là nhân vật bi kịch.
Phân tích nhân vật Macbeth, chúng ta thấy nghệ thuật phân tích tâm lí tuyệt vời của  Shakespeare. Đây là vở kịch ngắn nhất của  Shakespeare  nhưng rất hàm súc và chặt chẽ. Ngòi bút nhà thơ đã phơi bày nội tâm nhân vật từ lúc ấp ủ  lòng tham cho đến lúc nó tàn phá  con người không thể ngăn cản nổi nữa. Trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ dựng lên những cảnh hoang đường mà sinh động – cảnh chót các oan hồn chen chúc kéo vào phòng ngủ của Macbeth.
(Mĩ học xếp vở này vào loại  Bi kịch của chính cái xấu).
HAMLET
Lermontov nhà thơ Nga nổi tiếng thế kỉ 19 đã từng say sưa ca ngợi:”nếu như nhà thơ  Shakespeare  vĩ đại thì đó là Hamlet. Nếu như Shakespeare thật là  Shakespeare một thiên tài vô cùng rộng lớn đi sâu vào lòng người và những qui luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo không ai bắt chước được thì đó chính là Hamlet” .
           
Không thể kể xiết những lời ngợi ca vở bi kịch kiệt tác này . Mấy trăm năm qua vở kịch vẫn sống động trên sân khấu toàn thế giới. Từ kịch chuyển thể thành phim ảnh lớn nhỏ. Giới nghiên cứu phê bình lí luận nghệ thuật  không ngừng nghiên cứu và phát hiện những giá trị luôn luôn ẩn giấu trong tác phẩm. Điều đó chứng tỏ sự phong phú của vở kịch là vô tận. Tuy nhiên do chỗ đứng cách nhìn và thời đại khác nhau, những kết luận chẳng mấy khi thống nhất, thậm chí trái ngược nhau .
Một số cách nhìn hẹp hòi cho rằng vở kịch chỉ là một truyện trả thù đẫm máu. Hoặc,  Shakespeare chỉ muốn xây dựng một kiểu nhân vật yếu đuối luôn luôn hoài nghi bi quan chán đời do gặp hoàn cảnh bất như ý. Hoặc khi so sánh với nhân vật Don Quijote, họ cho rằng Don Quijote thì hành động mà không suy nghĩ còn Hamlet chỉ suy nghĩ mà không hành động. Nhìn chung  người ta không thấy hoặc cố ý không thấy ý nghĩa chính trị xã hội sâu xa của tác phẩm.
Cốt truyện vốn có từ trong kho tàng truyện dân gian Đan Mạch vùng Bắc Âu. Cuối thế kỉ 16 nhà văn Anh Thomas Keat đã dựng thành vở kịch Hamlet cũng gây tiếng vang trên sân khấu Anh (ngày nay không còn kịch bản). Shakespeare đã thừa hưởng khá nhiều khi bắt tay xây dựng vở kịch này . Nhưng ông đã bỏ vào đó nhiều công phu và sức sáng tạo kì tài đủ sức vượt thời gian không gian để trở thành đỉnh cao tác phẩm bi kịch của nhân loại. Cống hiến to lớn của Shakespeare là ông đã biến một câu chuyện trả thù xưa cũ thành một bi kịch phản ánh sâu sắc bản chất của thời đại mình, nói lên được nỗi băn khoăn trăn trở về lẽ sống và ước vọng của  con người  thời đại một cách vô cùng thống thiết.
Hamlet là sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật  và tư tưởng, giữa sân khấu và cuộc đời.
Nguyên văn: The Tragical History of Hamlet, Prince of Denmark
Bảng nhân vật (Dramatis Personae)
Hồn ma vua cha Hamlet (The Ghost of Hamlet’ s Father)
Claudius – vua Đan Mạch (King of Denmark)
Hamlet – con trai của vua trước, cháu ruột của vua hiên thời (son of the late, and Nephew to the present King)
Gertrude- hoàng hậu hai đời vua, mẹ của Hamlet (Queen of Denmark, and Mother to Hamlet)
Polonius- quan đại thần (Lord Chamberlain)
Laertes- con trai của Polonius (son to Polonius)
Ophelia con gái của  Pololius (daughter to Polonius)
Horatio – bạn của Hamlet (friend to Hamlet)
Fortinbras – hoàng tử xứ Na uy (Prince of Norway)
Và các vai quan chức, quan toà, sĩ quan, lính, sứ giả, ngườI hầu, phu nhân, hai anh hề, hai ngườI phu đào huyệt, linh mục, diễn viên kịch, một thuyền trưởng, đại sứ Anh (and Courtiers, Officer , Soldiers ,Sailers , Messengers, Attendants , Lords, Ladies ,Two Clowns, Two Grave-Diggers, Players, a Priest, a Servant, a Captain, English Ambassador)

             Tóm tắt cốt truyện kịch :
Hamlet, hoàng tử Đan Mạch đang du học nước ngoài, trường đại họcWitternburg , được tin cha chết vội trở về triều đình. Chú ruột là Claudius lên ngôi vua ,sau đám tang chưa đầy tháng  mẹ chàng, Gertrude vội vàng tái giá với gã em chồng. Dân chúng nghi ngờ về cái chết của vua  Trở về nước Hamlet đau buồn khôn tả . Hồn ma vua cha hiện về kể cho chàng nghe sự thật về cái chết của mình – kẻ thủ phạm chính là Claudius , giết vua và chiếm ngai vàng . Hồn ma đòi Hamlet phải trả thù. Từ đó lòng chàng đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời nhưng chàng cố gắng làm tròn bổn phận người con trai.

 Hamlet giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cũng cố gắng dò xét xem Hamlet có thật điên khùng hay giả tạo. Hamlet bắt đầu điều tra xác minh lại lời báo mộng của vua cha Tình hình căng thẳng hơn sau khi chàng cho một gánh hát diễn vở ” Vụ mưu sát Gondago ” do chàng soạn và đạo diễn, nội dung vở kịch tương tự vụ mưu sát của Claudius  giết cha chàng  nhằm dò xét thái độ phản ứng tâm lí của kẻ thù . Xem đến cảnh đôi gian phu dâm phụ ám hại nhà vua , tên Claudius hoảng sợ, tâm thần rối loạn, bỏ ra ngoài, về phòng riêng quì cầu nguyện trước tượng Chúa. Hamlet xách gươm đi theo khi đã tin chắc y là thủ phạm . Thời cơ hành động đã đến . Chàng lại ngừng tay vì thấy hắn đã cầu nguyện xong . Nếu giết y lúc này linh hồn y đã rửa sạch tội mà lên thiên đàng. Xử tội y lúc này thì không thể gọi là trả thù thích đáng . Vậy là chàng tự nhủ hãy chờ khi hắn đang ở trên chiếc giường tội lỗi hãy hành động cũng chưa muộn .   . .

Qua cơn hoảng loạn, Claudius khẩn trương hành động. Hắn và tên cận thần Polonius bố trí cho tiểu thư Ophelia , hoàng hậu lần lượt gặp gỡ Hamlet để chúng theo rình dò xét chàng. Với Ophelia là người yêu của mình, chàng cố gắng giả điên chót lọt, nhưng khi gặp mẹ thì Hamlet không kìm được nỗi giận hờn, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình . Mẹ chàng hoảng hốt tưởng chàng nổi cơn điên vội kêu cứu. Thấy tấm màn trong phòng hoàng hậu lay động , Hamlet nghĩ đó là tên vua Claudius nên rút kiếm đâm xuyên qua . Nhưng tiếc thay đó lại là lão Pololius – cha người yêu của chàng. Tiếp tục giả điên Hamlet đem giấu biệt cái xác chết , mãi sau họ mới tìm thấy xác y đem chôn cất. Claudius không dám công khai xử tội chàng ở trong nước , phần vì sợ dư luận nhân dân phản đối phần vì khó xử với hoàng hậu . Y bàn với hoàng hậu cử Hamlet sang nước Anh   đòi nợ . Y sai hai tên cận thần vốn là bạn thân của Hamlet đi áp giải . 

Trên đường sang nước Anh, Hamlet xem trộm được văn thư gởi vua Anh khi hai tên kia sơ suất  Bức thư yêu cầu vua Anh giết chết Hamlet. Chàng viết thư khác thay thế rồi quay về Đan Mạch. Về tới ngoại thành, Hamlet ghé vào một nghĩa địa trò chuyện với hai người phu đào mộ để thăm dò lòng dân. Một đám tang đi vào nghĩa địa, Hamlet nhận ra đám tang của Ophelia. Chàng đau đớn khóc than, anh trai của nàng là Laertes cũng du học nước ngoài, nghe tin cha chết thì trở về,  lại gặp ngay tang em gái chết đuối vì quá đau khổ phát điên . Chàng Laertes nổi giận xung đột với Hamlet tại nghĩa đị . Hoàng hậu can ngăn . Trở về triều đình, Hamlet  gặp vua báo rằng đoàn sứ giả sang Anh bị bọn cướp biển giết hết riêng chàng được tha.

Tên vua bàn với Laertes lập kế giết hại Hamlet . Theo đó , Laertes thách chàng đấu kiếm . Mũi kiếm của anh ta sẽ được tẩm thuốc độc cực mạnh , lại còn pha sẵn một ly rượu độc phòng khi Hamlet không bị thương tích . Mọi người coi đây là trận đấu kiếm “hòa giải” , hoàng hậu cũng đồng tình và hào hứng cổ vũ cho con trai. Tên vua cũng làm bộ cổ vũ cho hoàng tử cháu y . Hamlet dẫu là người cảnh giác đề phòng thế mà lần này chàng mắc bẫy kẻ thù . Lúc đầu chàng nhường cho bạn tấn công , chàng chỉ giữ thế thủ . Khi Hamlet thắng điểm,  tạm nghỉ , mẹ chàng gọi ra, lau mặt cho con và  đưa rượu mời chàng . Hamlet từ chố . Tiếp tục cuộc đấu . Hoàng hậu kêu khát và vội uống ngay chai rượu độ , tên Claudius ngăn không kịp . Hamlet bị trúng mũi kiếm của Laertes tổn thương nhẹ . Hai thanh kiếm đều bị rơi khỏi tay trong một đợt giằng c , người này nhặt phải kiếm của người kia . Chàng chuyển thế tấn công dữ dội , đâm đối phương một đòn quyết liệt. Trên khán đài , hoàng hậu bị ngấm độc ngã lăn ra , ai nấy hoảng hố . Laertes thấy mình đã trúng độc thì tỉnh ngộ . Hamlet ra lệnh đóng chặt cửa để truy bắt thủ phạm . Laertes lảo đảo cất tiếng vạch trần sự thật và âm mưu của tên Claudius “Hamlet bạn ơi chúng ta cũng sắp chết cả rồi . . . Thủ phạm chính là Claudius. ». Căm phẫn tột cùng, Hamlet đuổi theo tên vua , vung kiếm thét “Hỡi thuốc độc ! Hãy làm nhiệm vụ của mi đi !” và giết chết tên độc á . Laertes gục hẳ , còn Hamlet  quằn quại trong cơn hấp hối. Vừa lúc ấ , nghe tin báo hiệp sĩ Fortinbras – hoàng tử Na Uy – dẫn quân đi ngang qua Đan Mạch, Hamlet tuyên bố nhường ngôi vua cho anh ta, lại bảo người bạn thân là Horatio rằng hãy công bố cho mọi người biết tất cả sự thật .H ngã xuống. Vở kịch kết thúc trong tiếng súng đại bác và quân nhạc tiễn đưa linh hồn Hamlet về nơi an nghỉ. Vua mới Fortinbras lên tiếng:
        “Xin bốn vị tướng quân
        hãy khiêng Hamlet  như khiêng một chiến sĩ
đặt lên ngai vàng
bởi nếu lên ngôi trị vì
ngài sẽ chứng tỏ là đấng quân vương cao quí nhất
khi rước người đi
nhạc binh và nghi thức
sẽ tấu lên dâng người khúc tráng sĩ ca
tuyên cáo uy danh lớn lao của Người
quang cảnh triều đình thành chiến địa
hãy nhìn  xem cảnh ngang trái lạ lùng
hãy thu nhặt thây người chết
nào, ba quân nổ súng chào ! “
Xác định vai trò của nhân vật hoàng hậu Gertrude:
Bà là con người cá nhân của thời đại  Phục hưng – tự do tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Chồng chết, bà tái giá vì không chịu được cảnh cô đơn. Quyền hạnh phúc  trong hôn nhân được thời đại tư sản cổ vũ  gạt bỏ mọi lễ nghi  của chế độ phong kiến trung cổ, hoàng hậu là con người của thời đại này  Nhà thơ Phục hưng Shakespeare phê phán bà một cách nhẹ nhàng, cảm thông và tha thứ (Lời hồn ma vua cha Hamlet:” . . .nhưng con đừng trả thù mẹ” Hamlet cũng nghĩ đàn bà là giống nhẹ dạ ,đáng cảm thông .
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT HAM LET
Cái chết đột ngột của vua cha, sự tái giá vội vàng của mẹ với chu ruột của Hamlet đã khơi nên nhiều đau khổ và nghi ngờ trong tâm tư chàng. Chàng mai mỉa :”để tiết kiệm mà. Thịt quay trong đám tang đem dùng làm đồ nguội trong đám cưới“. Nghi ngờ cái chết của cha, chàng nghi ngờ cả lòng chunh thủy của mẹ và tình yêu của người phụ nữ nói chung. Hamlet chua chát nói :”nhẹ dạ – tên gọi của mi phải là đàn bà mới đúng”. Hơn cả nhẹ dạ, đó là loạn luân. Mẹ và chú nhởn nhơ đắc ý ngày đêm phè phỡn tiệc tùng và đắm đuối trong chăn gối.Họ còn khuyên chàng nên vất bỏ bộ mặt rầu rĩ đau thương mà tận hưởng lạc thú cõi đời như họ. Tư tưởng nhân văn đã tha hóa suy đồi đến mức này sao ?!
Hoàng hậu -  con chẳng biết đó  (cái chết của vua) là luật chung của Tạo hóa ư, cái gì có sống ắt phải có chết  .
Hamlet  – Đúng thế , đó là luật chung mà .
Hoàng hậu – Đã biết thế sao con vẫn coi hình như  là chuyện lạ lùng ?
Hamlet -  Hình như ư thưa lệnh bà ? Không  , là thực đấy chứ ! Con không biết chuyện hình như , vì người ta có thể đón kịch ra như thế .
Sự khác biệt giữa “hình như” và “thực đấy” là sự khác nhau giữa hiện tượng và bản chất . Hoàng hậu và những kẻ xấu coi cái chết của Vua là chuyện bình thường thì Hamlet coi đó là chuyện lạ lùng .
Càng trăn trở suy tư, hình tượng Hamlet  cứ lớn lao lên mãi . Nỗi đau khổ riêng tư mở rộng , lớn lên trong Hamlet khiến chàng chú ý tới  tình trạng đất nước đảo điên :” Đất nước là một cái nhà tù ghê tởm nằm trong cái thế giới cũng là một nhà tù đen tối .  Con người đang rên xiết trong xiềng xích , đang bị tước quyền tự do . . . “
Nhận thức đó đã  dẫn dắt hoàng tử Hamlet ra khỏi cung đình đến với nhân dân và nhân loại
Hamlet đã từng phấn khởi, hi vọng: Kì diệu thay là  con người ! Con người mới cao quí làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về năng khiếu. Về thân hình và dáng điệu của nó thật giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao ! Về hành động nó khác nào thần thánh. Về trí tuệ nó có thể sánh với Thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế giớ , kiểu mẫu của muôn loà .

Thế mà giờ đây chàng thất vọng ghê gớm: Đối với tôi , cát bụi kia nghĩa là gì nhỉ ? Đàn ông không làm cho tôi vui. Không, cả đàn bà cũng vậy. Chàng đau khổ vì nhận ra sự thoái hóa biến chất của con người : “ôi dơ bẩn, dơ bẩn ! Thật là một vườn hoang mọc lên những hạt giống độc đầy rác rưởi thối tha”.
Có khi chán chường tuyệt vọng chàng muốn tự sát: ôi thịt da rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan đi như một giọt sương. Mong sao Đấng bất diệt đừng trừng phạt kẻ tự hủy đời mình.
Nhưng rồi chàng đã cố đứng dậy không chịu gục ngã sau những lúc yếu đuối. Nhà phê bình văn học Nga Bielinski đã nhận xét “Hamlet mạnh khỏe và vĩ đại trong sự yếu đuối của mình. Một người mạnh khỏe về tinh thần khi suy sụp vẫn đứng cao hơn một người yếu đuối đang vùng lên”. Đó là vì Hamlet dũng cảm tự mổ xẻ bản thân mình. Lần đầu tiên trong văn học thế giới xuất hiện nhân vật “con người tự mổ xẻ” để giúp công chúng hiểu biết sâu hơn về con người, về chính mình. Hình tượng Hamlet là sản phẩm của thời đại Phục Hưng mà Shakespear là người có công khám phá.
Bản chất của  con người là gì ? Theo Hamlet, con người là lí trí và tư duy: “tạo hóa cho ta trí xét đoán mẫn tiệp, biết lường trước tính sau” (hồi 4). Nghe bạn nói hồn ma vua cha hiện về trong đêm, chàng thức canh để tự mình gặp gỡ. Khi nghe hồn ma kể lại toàn bộ vụ mưu sát, nghe cha dặn phải trả thù và măc cho mẹ tự vấn lương tâm, Hamlet gỡ được mối nghi ngờ nhưng chàng vẫn tiếp tục tìm cách xác minh. Chàng cho rằng “hồn ma vẫn có thể là ảo giác” .  Sau khi bày trò diễn kịch, Hamlet mới xác định rõ thủ phạm, bởi vì chàng tin vào sức mạnh của văn học nghệ thuật. Nhưng chàng lại chần chừ. . .
Và bây giờ Hamlet vẫn phải trả lời câu hỏi: “sống hay không sống ?” .

TO BE OR NOT TO BE ?
Act III – Scene 1
A Room in the Castle

SỐNG HAY KHÔNG SỐNG ?
(tồn tại hay không tồn tại ?)
Hồi III cảnh 1
Một phòng trong lâu đàiTo be, or not to be,  that is the question !
Whether ‘ tis nobler in the mind to suffer
The slings and arrows of outrageous fortune,
Or to take arms against a sea of troubles
And by opposing end them ?
To die, to sleep – No more ;
and by a sleep to say we end
The heart-ache, and the thousand natural shocks . That flesh is heir to, tis a con sum matio. Devoutly to be wish’d. To die – to sleep – To sleep ! perchance to dream ! Ay , there’s the rub. For in that sleep of death what dreams may come, when we have shuffled off this mortal coil  must give us pause: there ‘s the respect. That makes calamity of so long life. For who would bear the whips and scorns of time .The oppressor’s wrong , the proud man ‘s contumely. The pangs of disprized love, the law’s delay. The insolence of office, and thespurns.That patient merit of the unworthy takes . When he himself might his quiet us make . With a bare bodkin ? Who would fardels bear . To grunt and sweat under a weary life. But that the dread of something after death. The undiscover’d country from whose hourn. No traveler returns puzzles the will. And makes us rather bear those ills we have, than fly to others that we know not of  it ? Thus conscience does make cowards of us all. And thus the native hue of resolution. Is sicklied o’er with the pale cast of thought .
And enterprises of great pitch and moment .
With this regard their currunts turn awry.
And lose the name of action.
Soft you now !
The fair Ophelia ? Nymph, in thy orisons.
Be all my sins remember’ d .Sống hay không sống – đó là một vấn đề !
Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số phận phũ phàng hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại sóng gió của biển khổ? Chống lại để mà tiêu diệt chúng đi. Đằng nào cao quí hơn ?
Chết là ngủ, không hơn ! và tự nhủ rằng ngủ tức là chấm dứt mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đựng. Kết liễu cuộc đời như thế chẳng đáng mong muốn sao ? chết là ngủ. Ngủ có thể là mơ. Đây mới là điều khó khăn. Vì trong cái giấc ngủ của cõi chết khi ta đã thoát khỏi cái thể xác trần tục này những giấc mơ nào sẽ tới ? Điều đó làm cho ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này !. Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng được những roi vọt và sự khinh rẻ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo tàn, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì trệ của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với người tài đức nhẫn nhục khi chỉ cần một mũi dùi là có thể đủ đưa mình đến chỗ tên nghỉ ? Có ai đành cam chịu than vãn rên rỉ đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì mênh mang sau khi chết, cả một thế giới huyền bí – cõi chết – mà đã vượt biên cương thì không ù một du khách nào có thể quay trở lại. Nỗi sợ làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi đời này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết đến. Đấy, chính nỗi vướng mắc của tâm tư làm cho chúng ta trở thành hèn mạt tất cả, và ngọn lửa của quyết tâm vừa bùng lên đã mờ nhạt ốm yếu đi trước ánh leo lét của ý nghĩ đó. Bao dự kiến lớn lao cao quí cũng phải xoay chiều đổi hướng, chẳng thể biến thành hành động .
Thôi khẽ chứ ! Kìa Ophelia yêu kiều ? Nữ thần của ta ơi, khi nàng cầu nguyện xin đừng quên những tội lỗi của ta .

Vấn đề của Hamlet cũng là vấn đề của mọi thời đại .
Trong đoạn độc thoại trên, hoàng tử Hamlet suy nghĩ  để lựa chọn :
Sống chịu đựng nhẫn nhục hay sống đấu tranh ?
Không sống , nghĩa là ngủ. Điều đó không phù hợp bản chất Con Người là danh hiệu cao quí nhất .
Sau khi so sánh hai cách sống , Hamlet khẳng định :  con người còn ra gì nếu đem tất cả phần tinh túy và giá trị đời mình vào việc ăn và ngủ ! Chỉ là một con vật – không hơn !
Vậy thì phải sống, theo Hamlet, là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau, khôi phục lại trật tự  làm cho cái thời đại đảo điên tan tác trở nên “ngay ngắn, vững vàng”. Chàng lớn tiếng hạ quyết tâm “ôi từ giờ phút này, ý nghĩ của ta phải đẫm máu, nấu không sẽ chẳng có giá trị gì ! ” (hồi 4) (đẫm máu – nghĩa là quyết tâm chiến đấu – PHN ) .
Trong trận quyết chiến đấu với Laertes- một nạn nhân của tấn bi kịch- Hamlet đã quay kiếm trừng trị tên vua bất lương. Nhưng việc đó vẫn là sự bất ngờ ngoài dự kiến của Hamlet – người chiến sĩ của thời đại. “Mũi gươm này tẩm độc ư ? Thế thì độc dược ơi hãy hoàn thành nhiệm vụ của mi đi”. Giết vua chẳng phải nhiệm vụ của Hamlet, chỉ là nhiệm vụ của thuốc độc (ý nói: ác giả ác báo, Claudius dùng thuốc độc hại người thì y chết vì thuốc độc) . Nhiệm vụ cao cả của chàng chưa hoàn thành, chàng chết mà không yên lòng:
Phải chi ta còn đủ thời gian kể ra
            Cho mọi người nghe hết chuyện ta (. . .)
            Hãy tường thuật đúng nguyên nhân sự tình
            Cho ai ngờ vực bất bình
            Thị phi chưa rõ trắng đen
            Danh nhơ ắt lưu truyền nghìn sau  (. . .)
            Chuyện ta đem kể thế gian am tường
Lần thứ ba khi hấp hối chàng dặn lại bạn thân :
Hãy cho khách biết ngọn ngành việc qua
            Đã thôi thúc hành động của ta
            Còn thì muôn sự chỉ là hư không ( ngã chết )
Tính bi kịch của Hamlet không phải do cái chết gợi nên. Cái chết của Hamlet khiến người xem xúc động thương tiếc là cái chết không thể tránh khỏi. Sự tất yếu ấy đã gợi ra cái Bi của vở kịch. Tính tất yếu này do hai nguyên nhân: nguyên nhân lịch sử và tính cách nhân vật Hamlet.

Lịch sử chưa sẵn sàng tiếp nhận cái lí tưởng mà Hamlet đấu tranh. Thời đại Phục Hưng chưa có đủ điều kiện thực tế để thực hiện yêu cầu đó. Đây mới là giai đoạn mở đường cho kỉ nguyên của sa đọa và tội ác. Bộ óc vĩ đại và trái tim nhạy cảm của nhà thơ Shakespear đã sớm nhận ra bộ mặt trái của nó mà lên tiếng cảnh giác con người. Vở kịch gieo âm vang sâu sa đến tận thời đại hôm nay khi  con người đã bước sang thế kỉ 21.
Bản thân tính cách Hamlet quyết định số phận chàng phải là một nhân vật bi kịch:
Nỗi đau của chàng không ngừng lớn dần lên bởi chàng là người thông minh nhạy cảm. Hamlet luôn luôn muốn khám phá, phát hiện chân lí mà không bằng lòng với những cách nhìn và lí giải có sẵn. Trí tuệ cũng là một nỗi khổ, nhờ nó chàng nhận ra độ chênh lệch giữa thực tiễn và khả năng của bản thân. Thái độ băn khoăn do dự của Hamlet là tất yếu trong hoàn cảnh đó. Phương pháp tư duy của Hamlet rõ ràng là rất triệt để: đào sâu suy nghĩ, lật đi lật lại vấn đề, tự phê phán mình và chàng đã đi tới đích. Nhà triết học cổ điển Đức đã giải thích thái độ của Hamlet “kể ra Hamlet có băn khoăn do dự, song điều chàng ngờ vực không phải là “làm gì ” mà là  phải làm việc ấy “như thế nào”(Mĩ học – Hegel ) .
Hamlet cô độc,  đó là một nét tính cách nữa. Quần chúng đông đảo bị bưng tai bịt mắt , lại bị đe dọa đàn áp nên chưa thức tỉnh. Hamlet tin vào chân lí nhưng chưa tin vào quần chúng nhân dân. Bi kịch của Hamlet còn do “quẫn trí chẳng còn biết tin ai” !
Thi hào Đức W. Goeth nhận xét về kịch Shakespeare trong cảm xúc bàng hoàng ngây ngất   Tôi không nhớ có biến cố nào, quyển sách nào trong đời sống của tôi mà lại gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt như những vở kịch cùa Shakespeare. Đó không phải là tác phẩm thơ nữa . Khi đọc nó, người ta sợ hãi thấy trước mắt là quyển sách của vận mệnh con người , và người ta ngh cơn lốc của cuộc sống đang lật mạnh từng trang . . . Nếu chúng ta cho rằng Shakespeare là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất thì có nghĩa là chúng ta đã thừa nhận rằng không có mấy người nhận thức được thế giới như ông đã nhận thức, không có mấy người biết nâng độc giả lên sự nhận thức thế giới như vậy” .

Cống hiến về nghệ thuật qua vở Hamlet  thật là to lớn  Ông đã giành thắng lợi cho thể loại bi kịch tính cách. Vở kịch còn là một công trình lí luận văn học của chủnghĩa hiện thực , trong đó nghệ thuật  điển hình hóa kiểu Shakespeare đã trở thành cổ điển, đặc biệt là cá tính hóa ngôn ngữ và xây dựng hoàn cảnh điển hình cho nhân vật hoạt động và tự bộc lộ tính cách .
To be or not to be (cũng có thể dịch là: tồn tại hay không tồn tại) là câu hỏi mà nhân vật Hamlet  đã đặt ra và cố gắng giải đáp. Một câu hỏi có tầm quan trọng khái quát và có ý nghĩa phổ biến nhân loại. Mỗi người chúng ta không thể tránh khỏi có lúc phải nhắc lại câu hỏi ấy mà trả lời. Sống như thế nào cho xứng đáng là cuộc sống – Đó là giá trị chắc chắn ổn định bất chấp thời đại của vở bi kịch Hamlet.
Chúng ta hãy xem lại những cảm nhận khác nhau trong bốn thế kỉ qua  về  Hamlet :
1 – Thế kỉ 17 cho rằng Hamlet là bi kịch giữa đam mê và nghĩa vụ bổn phậnĐó là quan điểm của chủ nghĩa cổ điển ngụ ý phê bình Hamlet)
2- Thế kỉ 18 nhận định: Hamlet là con người có tinh thần khỏe mạnh trong một thân thể yếu đuối, như cây sồi mọc trong chậu kiểng. (tư tưởng Ánh sáng)
3 – Thế kỉ 19 cho rằng Hamlet là hiện thân của chủ nghĩa hoài nghi không hành động.
4 – Thế kỉ 20 Hamlet là nhân vật bi kịch của người chiến sĩ cách mạng .
5 – Cuối thế kỉ 20 có ý kiến cho rằng: Hamlet là bi kịch của  con người thời đại khổ vì trí tuệ, nhận thức được tất cả cái xấu của thời đại nhưng không có khả năng sửa chữa được.
Một tác phẩm đem lại nhiều thu hoạch khác nhau như thế là một kiệt tác nghệ thuật  .
CÁC TÁC PHẨM GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CỦA SHAKESPEARE
(Tiếng hót về chiều của con thiên nga sông Avon)
 Nhân dân Anh đã từng gọi nhà thơ Shakespeare là “con thiên nga sông Avon”
Từ 1608 đến khi rời kịch trường (1612-13)  Shakspear viết thêm một số vở  bi- hài kịch, tuy cái bi có đậm nét hơn nhưng kết cục vẫn là vui vẻ (happy ends) . Cốt truyện vẫn chủ yếu lấy từ truyền thuyết cổ tích rất xa xưa đưa khán giả vào quá khứ với cảm hứng trữ tình lãng mạn. Đó là các vở Perricles, Simbeliner, Câu chuyện mùa đông, The Tempes (§), . . . và vở cuối cùng làHenry VIII .
Đến đây hình như có sự chuyển biến tư tương và cảm quan nghệ thuật Shakespeare. Tuy không xao lãng những vấn đề thời cuộc nhưng nhà thơ không mấy hăm hở hào hứng như trước nữa. Ông tiếp tục phê phán thói hư tật xấu hám lợi ghen tuông đố kị … Theo ông có lẽ đấy là những thói xấu muôn thuở mà riêng ở thời đại Phục Hưng nó mạnh hơn lên. Muốn diệt trừ nó quả là rất khó. Nhà thơ không giấu được cảm xúc bất lực vì ông mang máng hiểu ra rằng những thói xấu ấy chủ yếu do chế độ tư hữu tạo ra.
Gần năm mươi tuổi, tâm hồn nhà thơ vẫn trẻ trung. Ông viết những vở cho tình yêu đôi lứa thắm thiết nồng hậu. Nhà thơ đặt niềm tin hi vọng vào tuổi trẻ, xe duyên kết đôi cho các nhân vật. Trong những tác phẩm cuối đời, nhà thơ chỉ còn một cảm hứng chủ đạo: Tình yêu (theo nghĩa rộng) và chỉ có nó mới giúp diệt trừ điều ác (! ?). Sau đó nhà thơ rời bỏ sân khấu gác bút trở về quê nhà. Tiếng hót của con thiên nga về chiều đã mệt mỏi uể oải rồi !
KẾT LUẬN VỀ SHAKESPEARE
Cống hiến của Shakspeare là giúp cho con người hiểu sâu sắc hơn chính mình. Nhà thơ còn sáng tạo nên những mẫu người cần có cho đương thời và cho cả tương lai.
Yêu thương  con người, yêu thương đồng loại, trước hết là yêu quý đồng bào mình, yêu cha mẹ anh chị em bè bạn, nhà thơ còn lên án những kẻ chà đạp lên những tình cảm đó  và ca ngợi những ai vun đáp cho tình yêu đơm hoa kết trái. Đặc biệt ca ngợi tình yêu nam nữ, theo nhà thơ tình yêu là sức mạnh có khả năng chinh phục hết thảy kể cả hận thù và có thể dẩy lùi cái chết. Tình yêu là đôi cánh nâng  con người  bay cao bay xa. Nhà thơ cũng ca ngợi trí tuệ  con người và những khả năng vô tận của nó, đồng thời lên án những thế lực đen tối kìm hãm con người trong ngu dốt bằng những tín điều  giáo điều cũ kĩ lỗi thời phản chân lý. Tư tưởng đó là tư tưởng nhân văn chủ nghĩa tiên tiến của thời đại làm nên sức sống lâu bền của sự nghiệp kịch Shakespeare để lại.
Đóng góp nghệ thuật  của Shakespeare thật là to lớn  Ông đã phản ánh sâu sắc hơn những người cùng thời về hai chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa trong đó cuộc đấu tranh giữa mới và cũ diễn ra vô cùng gay gắt và sinh động dưới ngòi bút ông. Nhân vật  thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội lứa tuổi nghề nghiệp, trình độ cá tính… Đó là chủ nghĩa hiện thực Phục Hưng  mà Shakespeare có công lớn xây dựng nên cho các thế kỉ sau làm mẫu mực và tiếp tục hoàn chỉnh nó vào thế kỉ 19. Marx và Engels thường coi kịch Shakspear là mẫu mực khi các ông bàn về văn học nghệ thuật. Hai ông kêu gọi văn nghệ sĩ học tập Shakspeare, nên Shakespeare hóa. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới thừa nhận chịu ảnh hưởng sâu sắc của SP .
Ở Việt Nam, từ trước Cách mạng Tháng Tám, giới trí thức và sinh viên học sinh đã từng say mê thưởng thức kịch Shakespeare bằng tiếng Anh hoặc qua bản tiếng Pháp. Một số vở của ông được dịch ra tiếng Việt. Từ sau  ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc 1954 tác phẩm Shakespeare mới được phổ biến rộng rãi, còn được đưa vào chương trình môn văn trung học, đại học, được nghiên cứu phê bình và dàn dựng trên sân khấu  Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét