Nguồn
http://giangnamlangtu.wordpress.com/2011/07/13/van-h%E1%BB%8Dc-ph%C6%B0%C6%A1ng-tay-1/
KẾT LUẬN
NHỮNG CỐNG HIẾN VÀ HẠN CHẾ
CỦA CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN
Thấm nhuần những tư tưởng triết học tiến bộ cách mạng của thời
đại như chủ nghĩa duy lí Descartes, chủ nghĩa duy vật – cảm giác luận Gassendy,
nhà văn cổ điển đi vào quan sát mô tả hiện thực nên đã phản ánh chân thật, sâu
sắc nhiều mặt của đời sống nội tâm con người thời đại – tiêu biểu là quí tộc và
tư sản. Mỗi tác phẩm là một thế giới riêng về tâm lí,dục vọng của quí tộc thượng
lưu trước những bước ngoặt lịch sử khó khăn phức tạp, qua đó gợi lên một thái độ
nhận thức ở người đọc. Văn học cổ điển chủ nghĩa đã làm được chức năng giáo dục
quần chúng.
Văn học cổ điển đã đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, khắc phục
tình trạng phân tán cục bộ tùy hứng của một tình hình văn học nghệ thuật
Pháp vô tổ chức, mở đầu hình thành nền văn học dân tộc, góp phần củng cố xây dựng
đất nước thống nhất, vững mạnh, đảm bảo quyền tự do dân chủ dựa trên một lí trí
sáng suốt phù hợp qui luật khách quan.
Văn học cổ điển đã có những sáng tác độc đáo – những bức
tranh tâm lý tinh vi đa dạng, những tính cách điển hình bất hủ, những thể loại
nghệ thuật già dặn giàu sức biểu hiện, những vẻ đẹp cổ điển phù hợp và
nâng cao khiếu thẩm mĩ của một thế kỉ lớn.
Tuy nhiên, do quá thiên về lí trí, thiên về sự thể hiện đời
sống bên trong của những lớp người sống loay hoay chốn cung đình và thành thị
nên nhà văn chưa quan tâm đến hoàn cảnh xã hội rộng rãi và đời sống bình thường
của con người, coi nhẹ vai trò của quần chúng lao động. Vì còn thiếu cảm
hứng lịch sử nên văn học cổ điển chủ nghĩa chưa phản ánh được đầy đủ hiện thực
nước Pháp trong thế kỉ 17 sôi động. Những điển hình nghệ thuật thường có tính
biệt lập, trừu tượng do tính cách bị tách rời khỏi hoàn cảnh, không được giải
thích bằng hoàn cảnh và vân động theo hoàn cảnh. Mặt khác, tính cách cổ điển hầu
như chỉ có giá trị tự nó chứ không gây tác động ảnh hưởng gì đến hoàn cảnh.
(Sinh viên cần so sánh với chủ nghĩa hiện thực sau này).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét