“Chôn nhau , cắt rốn” một chuyện ngắn rất
thật ở đời thường ! Là những dòng cảm xúc của tình yêu quê hương cứ trỗi dậy mạnh
mẽ đến lạ lùng, là khi sống ở mãnh đất Ninh Thuận ba mươi tám năm nhưng chưa thể
gọi đó là quê hương: “Nhưng sao khó gọi là quê hương quá khi mà trong câu chuyện
cùng bạn bè, hồi ức về chốn Quảng Trị vẫn là đề tài chính” đó là nỗi lòng của
nhân vật mà cũng chính là nỗi lòng của
tác giả, thế ta mới thấy được tình yêu quê hương sâu sắc đến nhường nào.
Một khía cạnh mà ta không thể bỏ qua đó là
chi tiết nhân vật chính ghép chữ cái hai ngôi làng của cha và mẹ để làm bút
danh để theo người đến tận bây giờ: “Lấy hai chữ đầu quê mẹ cộng với quê cha là
Thượng Trạch và An Lưu thành Trạch An”. Dẫu biết rằng nhân vật đã xa quê đã bốn
mươi năm nhưng tình yêu quê hương, nỗi nhớ ấy cứ âm ĩ chảy mãi trong lòng, hai
tiếng quê hương hiện hữu trong lòng tác giả như một dòng sông êm đềm trôi chảy
lặng tờ, mỗi nỗi nhớ cứ hiện về trong từng dòng ký ức đắng cay, ngọt bùi đã làm
nên một nhân vật Hóa mộc mạc, chân chất và mang đậm nét chân quê !
Nghệ thuật kể chuyện rất thật, rất sinh động,
sử dụng ngôn từ địa phương càng làm cho câu chuyện khi đọc vào như là chuyện của
chính mình, như mình đang sống giữa làng quê Việt Nam bình dị và thân thương. !
Không ngại miêu tả những cảnh rất thật như hình ảnh vợ của Hóa bị nứt môi, hay
hình ảnh ngôi nhà bị dột không còn chỗ nào khô: “môi em nứt tứa màu, rát ơi là
rát”, “quanh trong nhà mà cũng khó tìm ra chỗ không dột”. Mỗi hình ảnh trong
truyện đều hiện lên cái nghèo khổ của làng quê Việt Nam những năm trở về trước.
Nếu ta bắt gặp những cảnh nghèo khổ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Lão hạc” của Nam
Cao, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thì ở đây, một câu chuyện được viết lên bằng
chính cuộc đời của tác giả, bằng chính những cảm xúc rất thật đã mang đậm cái hồn
của con người làng quê.
Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa hiện tại
và quá khứ cứ trôi xuôi mãi trong toàn bộ tác phẩm, hai hình ảnh đối lặp giữa
những ngày ấu thơ hồn nhiên bên cô bạn tên Thảo vui tươi khác hẳn những lúc suy
tư, trằn trọc và chạnh lòng khi nắm chặt lấy bàn tay của vợ. Cứ thế, câu chuyện
đan lồng vào nhau làm nên một cốt chuyện không hẳn đã mới lạ những đã tạo cho độc
giả sự hứng thú của cái tính trẻ con ngày nào mới lên tỉnh lần đầu: “sướng ơi
là sướng”, “Đêm hôm đó Hóa không ngủ được”, “gặp ai hắn cũng chào, khoe là đi tỉnh”
ta như thấy mình quay lại cái thuở ấu thơ , hồn nhiên và vô tư đến lạ. Hay những
lúc ta cũng đắn đo suy nghĩ về cuộc đời, về định mệnh đã sắp đặt sẵn cho mỗi kiếp
con người: “Vì hắn không ngờ, lần đi ấy là đi luôn không về nửa”.
Lời văn nhẹ nhàng, đầm ấm và thắm đượm tình
yêu thương với mãnh đất Quảng Trị càng làm cho chúng ta suy nghĩ về chính bản
thân mình hơn bao giờ hết. Kết thúc tác phẩm là một dòng cảm xúc mãnh mẽ đến vô
cùng chỉ chực chờ trào tuôn: “Ôi, Quê hương ,Ôi nơi Chôn nhau cắt rốn! Bao giờ
thì tới lúc cái thân lưu lạc này về yên nghĩ cùng cát trắng và rú tràm An Lưu
đây ?!”. Một câu hỏi mà có lẽ đến lúc
này tác giả đang hoài trăn trở, phải chăng?.
http://newvietart.com/TRANHUUHOI_ninhthuan.html
tím tem vàng cho ""Chôn Nhau - Cắt Rốn" của Trạch An - Trần Hữu Hội" nha Cua Nhỏ!
Trả lờiXóaNhận xét rất hay về câu chuyện ngắn nói về cái nơi mà ai cũng có, ai cũng cần phải nhớ về...
Ngày mới tím chúc CN đong đầy yêu thương nha! Thân mến.