Hình ảnh

Hình ảnh

4 tháng 1, 2015

Ngữ pháp chữ Hán (Những vấn đề cơ bản)


CÁC HƯ TỪ, THỰC TỪ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Để chuẩn bị thi cuối kỳ, tui ghi lại một số lưu ý về ngữ pháp chữ Hán như sau: (Đây là những gì đã học và cũng có một số kinh nghiệm tui tự mò trong 1 năm rưỡi học Hán Nôm).

Các thành phần trong câu được xếp theo thứ tự:
Chủ ngữ -> trạng ngữ - > vị ngữ -> tân ngữ - > bổ ngữ

*Trong đó





+ trạng ngữ: là các phó từ đứng trước và tu sức cho vị ngữ. Đó là giới từ, tân ngữ, phó từ
+ Vị ngữ: tp quan trọng trong câu chỉ hành động, tính chất của chủ ngữ là các động từ, hình dung từ.
+ Tân ngữ: định ngữ, trung tâm ngữ hay danh từ, đại từ
+ Bổ ngữ: giới từ, tân ngữ.

Khi muốn biết được các thành phần quan trọng này ta cần phải xác định đúng các thực từ: Danh từ, đại danh từ, phó từ, động từ, hình dung từ (là các tính từ trong tiếng việt) muốn biết nó thì dịch nghĩa nha.
Và biết được các thành phần này ta mới xác định được các hư từ : giới từ , trợi từ, liên từ, thán từ để nhận biết từ loại,các dùng và nghĩa ngữ cảnh như thế nào.

Và các hư từ cần chú ý gồm:

1. Chữ Chi.
1.1 Là trợ từ kết cấu
- lãnh thuộc
- tu sức
(Nhận biết lãnh thuộc hay tu sức thì xem ở phần định ngữ trước nó, định ngữ là danh từ thì là lãnh thuộc, dịch là "của" mà định ngữ là hình dung từ thì ko dịch nhé)
- liên từ thuận thừa (Đặt ở cụm chủ vị để hạ bậc câu. Muốn nhận biết nó thì xem đơn vị sau nó có là hình dung từ hay không)

1.2 đại từ hồi chỉ (Thay thế cho đối tượng được nhắc đến ở tiền văn) và làm tân ngữ cho động từ trước nó
* chú ý :
- nếu chữ chi là động từ thì đằng sau nó là chỉ nơi chốn.
- Chữ chi là trợ từ kết cấu biểu thị phương vị thì trước nó là một danh từ.

2. Chữ Kỳ: Thông thường chữ kỳ là đại từ lãnh thuộc (Xem lại ở các bài đã học ở phần hán văn cơ bản). ví dụ " Kỳ cẩu" -> con chó của anh ta thì chữ kỳ đó là định ngữ, không thể tách rời hai đơn vị này ra được. Ok chớ. hí hí

3. Chữ giả : có chức năng danh từ hóa.

4. Dã : thường đặt cuối câu và chỉ để làm trợ từ ngữ khí thôi, ngoài ra ko có chức năng nào khác.

5. Ư : 
- Là giới từ phương vị trong câu : Thanh thủ chi ư lam nhi thanh ư lam. 
- Là giới từ so sánh ( hơn, bằng) nếu trước ư là một hình dung từ thì là so sánh bằng. Ví dụ trong câu : Ai mạc đại ư tâm tử ---> Không có nỗi buồn nào lớn bằng trái tim đã chết.
- Giới từ biểu thị nguyên nhân : vì , bởi. Trong câu " sinh ư ưu cần, tử ư yến an" ---> Sống là vì lo toan, cần khổ. Chết là do an nhàn, vui vẻ"
- Có đại từ mạc phủ định trước nó thì nó là so sánh tuyệt đối.

6. Mạc : Là đại từ phủ định sẽ bằng "bất".
- Là cấm chỉ từ: chớ, đừng trong câu "Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ ---> chớ buồn vì con đường phía trước không có tri kỷ"

7. 
+ Yên = ư thị, ư thử : Ở đó, ở đấy.
+ Hà = An : Sao 

8. Dĩ : Giới từ biểu thị nguyên nhân : bởi, vì, do, nhờ

9. Cấu trúc :
+ Dĩ ... vi nếu dịch là:
. cho ... là thì dĩ là động từ
. lấy .... là thì dĩ là giới từ.
+.... Giả ... dã.
. .... giả : đơn vị được giải thích, phán đoán
. ..... dã : Phần giải thích phán đoán





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét