Tôi biết được
chú Hương Nam qua trang Blog HongKong, sau một lần vào đọc những bài thơ của
chú, tôi cảm nhận được nét đượm buồn trong từng vần thơ, câu chữ, sau tôi đã
tìm đọc tất cả nhưng bài chú viết. Quả thực không sai với những nhận định ban đầu
của tôi !
Lời thơ của chú
nhẹ nhàng mà thắm đẫm yêu thương, ngôn từ bình dị mà gần gũi, thực với đời. Phải
chăng chính những điều đó đã làm cho tôi yêu những vần thơ chú viết ?
Những cảm xúc thật
với đời, với người và với cả chính tác giả đã được ghi lại trong từng câu thơ.
Vần thơ cứ nhẹ nhàng, da diết như một dòng sông êm đềm trôi chảy lặng tờ, mặt
sông cứ lặng yên trôi xuôi êm ả mang hơi thở của cuộc đời.
Tôi chú ý ngay ở
bài thơ “Là thi sĩ” của chú ! Đó là một nét hay trong cách sử dụng ngôn từ với
những ý nghĩa mang đậm tính nhân văn “Nhìn
quan tài muốn khóc tiễn một người đi/ Và không thể vô tình qua nghĩa địa”
đó mới chính là thơ, là đời và mới chính là bản thân tác giả. Tôi có thể gọi
chú Hương Nam bằng hai tiếng “nhà thơ” bởi khi đọc những vần thơ chú viết, tôi nhận
thấy đó là cả một tấm lòng khao khát yêu, khao khát sống và khao khát cống hiến
cho đời:
Tôi
muốn làm một cây thông nhỏ
Mà đời là muôn ngọn gió lay
Tôi sẽ reo suốt cả tháng ngày
Và đến chết vẫn còn xào xạc .
Mà đời là muôn ngọn gió lay
Tôi sẽ reo suốt cả tháng ngày
Và đến chết vẫn còn xào xạc .
(Là
thi sĩ)
Điểm thứ hai cuốn
hút tôi vào vần thơ của chú, đó chính là sự chung thủy sắt son trong tình yêu
đã nảy mầm hạnh phúc nhưng chưa kịp trọn vẹn. Để rồi, từng lời thơ được viết ra
cũng chính là tiếng lòng của Hương Nam:
“Thơ
anh viết là nỗi lòng anh đó
Còn bao nhiêu là anh dệt bấy nhiêu
Tình tan vỡ và mộng đời cũng vỡ,
Anh thả hồn theo những áng mây chiều !”
Còn bao nhiêu là anh dệt bấy nhiêu
Tình tan vỡ và mộng đời cũng vỡ,
Anh thả hồn theo những áng mây chiều !”
(Tiếng Lòng)
Những vần thơ xuất
phát từ tấm lòng thật của tác giả bao giờ cũng đáng quý và đáng trân trọng ! Vô
tình tôi đọc được bài hồi ký “Lời cuối”
mà chú đăng tải trên trang Blog này, thực sự rất cảm động và sâu sắc, có lẽ
chính điều đó làm tôi hiểu hơn về cái tên Hương Nam chú dùng và một phần về con
người bên trong chú chăng ? Tôi đã rơi lệ khi đọc những dòng hồi ức buồn ấy, nó
vẫn nguyên vẹn đến lạ lùng, chỉ như mới hôm qua và dường như nó vẫn còn vọng lại
ở đâu đây ?
Tôi đi tìm và cố
gắng khai thác khía cạnh chủ đạo trong những bài thơ của chú. Đó chính là tiếng
lòng đang rơi vỡ vào từng câu thơ, ngòi bút của chú cứ tuôn trào một cảm xúc mà
tôi phải gọi là mạnh mẽ và ghê gớm lắm.
Đó là cảm xúc của
tình yêu, là những hối tiếc trong một cuộc tình dang dở lắm truân chuyên, là nỗi
hận thù không bao giờ vơi cạn ngay trong chính bản thân mình:
“Thiên
cổ em ơi, ngàn năm hận !
Cố nhân! Muôn thuở tiếng gọi sầu
Mây nước trời ơi, xa diệu vợi
Em giờ, anh biết ở nơi đâu !”
Cố nhân! Muôn thuở tiếng gọi sầu
Mây nước trời ơi, xa diệu vợi
Em giờ, anh biết ở nơi đâu !”
(Đọc
lại thư xưa)
Cách sử dụng
ngôn từ trong đoạn thơ trên thực sự rất tài ba “Thiên cổ em ơi, ngàn năm hận!” mạnh mẽ nhưng vô cùng sâu sắc, phải
lẽ tác giả sử dụng từ Hán Việt mới có thể diễn tả hết nỗi lòng của mình chăng ?
Phải nói – “Cố nhân” – hình ảnh nhân vật nữ trữ
tình trong những bài thơ Hương Nam hiện lên với nét đẹp rất tự nhiên, hiền hòa,
trong sáng và thắm đượm yêu thương. Tôi nhận xét điều đó không phải là vô cớ mà
là:
Em vẫn
đẹp những chiều êm ả,
Gió lùa, nước cuốn bóng mây trời.
Em vẫn đẹp những đêm trăng sáng,
Lấp lánh trăng vàng, ánh sao rơi !
Gió lùa, nước cuốn bóng mây trời.
Em vẫn đẹp những đêm trăng sáng,
Lấp lánh trăng vàng, ánh sao rơi !
(Sông
và biển)
“Em” đi qua cuộc sống tâm hồn thi sĩ nhẹ nhàng, êm ắng thật hồn nhiên.
Có lẽ chàng trai đa tình, mơ mộng, khắc khoải đang chờ mong một tình yêu tươi tắn
rạng ngời. “Em” hòa vào hương đồng gió nội mang nét đẹp đơn sơ, nhân hậu, yêu
thương và một thời hoài niệm đã vội xa.
Nhưng
hạnh phúc chưa kịp trọn vẹn thì:
“Hương
Nam em hỡi, em ở đâu,
Hồn thiêng em còn ở nơi nào ?
Biết chăng muôn thuở anh thương nhớ",
Vẫn mãi yêu em như buổi đầu !”
Hồn thiêng em còn ở nơi nào ?
Biết chăng muôn thuở anh thương nhớ",
Vẫn mãi yêu em như buổi đầu !”
Tóc đã bạc rồi, em có hay !
Ba mươi năm lẻ lệ vơi đầy
Đêm đêm thao thức nhìn khung ảnh,
Mơ được em về, thấy một giây !
(Kiếp buồn)
Nỗi buồn cứ tràn
hoen mi mắt, cứ tràn ngập vần thơ và như nhấn chìm luôn chính tác giả. “Ba mươi năm” để nhớ, để yêu và chờ mong
khắc khoải mãi về người yêu , đó có phải là thời gian quá dài cho một mối tình
vụn vỡ nhưng tôi thiết nghĩ đó mới chính là tình yêu, tình yêu thực sự trong đời
thường, tình yêu ấy vẫn cứ vẹn nguyên trong sáng, tràn đầy yêu thương.
Bao nhiều vần
thơ rơi xuống là bấy nhiêu nỗi buồn rơi vỡ trang thơ, tôi lại thấy chạnh lòng
buồn, có chút bâng khuâng và thầm nuối tiếc cho một mối tình đẹp nhưng chưa vẹn
câu thề.
Lệ đã
khô rồi !Em có hay !
Đời ta chỉ có kiếp duyên này,
Nhân gian còn kiếp nào đâu nữa?
Im lòng sao được !Em hỡi em !
Thương nhau từ ấy, tuổi đôi mươi,
Ước nguyện cùng nhau đến trọn đời
Tơ tưởng ngày đêm ta quấn quít
Nào ngờ dâu biển !Số kiếp ơi !
Đời ta chỉ có kiếp duyên này,
Nhân gian còn kiếp nào đâu nữa?
Im lòng sao được !Em hỡi em !
Thương nhau từ ấy, tuổi đôi mươi,
Ước nguyện cùng nhau đến trọn đời
Tơ tưởng ngày đêm ta quấn quít
Nào ngờ dâu biển !Số kiếp ơi !
Lệ đã
khô rồi, em có hay ?
Đời ta, thôi lỡ kiếp duyên này
Dương gian còn kiếp nào đâu nữa ?
Ly biệt thôi đành mãi mãi đây.
Đời ta, thôi lỡ kiếp duyên này
Dương gian còn kiếp nào đâu nữa ?
Ly biệt thôi đành mãi mãi đây.
(Mất em)
“Lệ đã khô rồi ! Em có hay” được lặp lại hai lần trong một bài thơ, là một nghệ thuật rất độc
đáo, chắc hẳn khi giọt lệ thôi rơi thì đó là lúc nỗi đau đã đạt đến độ tái tê
lòng, khi ấy nỗi đau cứ âm ĩ, cứ chực chờ trào tuôn mạnh mẽ trong lòng tác giả
mà thôi. Đến lúc này, tôi chợt nhớ tới hai câu thơ của Hàn Mặc Tử “Người đi một nửa hồn tôi chết / Một nửa hồn
kia bỗng dại khờ” Có phải Hương Nam cũng đau đớn đến dại khờ như Hàn không ?
Lý giải cho điều
đó, trong “Vắng em” đã thể hiện rất
rõ rằng:
“Từ ấy,
đêm đêm buồn chất ngất
Nằm nghe mưa gió chạy bên thềm
Ví biết em ở phương nào nhỉ ?
Anh theo mưa gió kiếm tìm em !
Từ ấy, đời anh mộng úa tàn
Thương em lưu lạc biết phương ngàn !
Đêm đêm ác mộng chờ anh ngủ
Đã nhập vào anh lệ ứa tràn !
Nằm nghe mưa gió chạy bên thềm
Ví biết em ở phương nào nhỉ ?
Anh theo mưa gió kiếm tìm em !
Từ ấy, đời anh mộng úa tàn
Thương em lưu lạc biết phương ngàn !
Đêm đêm ác mộng chờ anh ngủ
Đã nhập vào anh lệ ứa tràn !
(Vắng em)
Dù có đớn đau đến
bao nhiêu đi chăng nữa, tác giả vẫn luôn hoài mơ về một ngày “ta” lại được gặp
nhau để nối bờ hạnh phúc:
Biển
hẹn với sông lòng muôn thuở,
Vẫn ở bên nhau, vẫn dạt dào...
Dù nguồn xa cách ngàn vạn dặm
Ta lại về đây, lại gặp nhau !
Biển hẹn với sông tình muôn thuở,
Yêu thương nhau như vợ với chồng.
Nước em đổ cho lòng anh mát,
Sóng dập dồn là những chiếc anh hôn !
Vẫn ở bên nhau, vẫn dạt dào...
Dù nguồn xa cách ngàn vạn dặm
Ta lại về đây, lại gặp nhau !
Biển hẹn với sông tình muôn thuở,
Yêu thương nhau như vợ với chồng.
Nước em đổ cho lòng anh mát,
Sóng dập dồn là những chiếc anh hôn !
(Sông
và biển)
Và chính vì lẽ
đó mà tôi xin được kết đoạn vài dòng cảm nhận trong thơ Hương Nam bằng bốn câu
thơ trong bài “Anh và em” của chính
tác giả như thế này:
Đừng
lạnh lùng hờ hững với nhau lâu
Để chỉ sống với lòng mình có một nửa
Đừng hờn giận để ngày buồn không có chỗ
Giết đời ta bằng những nỗi u sầu !”
Để chỉ sống với lòng mình có một nửa
Đừng hờn giận để ngày buồn không có chỗ
Giết đời ta bằng những nỗi u sầu !”
(Anh và em)
Để mỗi ngày ta
trân trọng tình yêu, giữ gìn cho nhau vì “Ngày
nào còn có nhau, hãy yêu nhau thật nhiều. Ngày nào mất nhau, sớt chia chẳng được
đâu”. Như vậy, cuộc sống của ta sẽ
trở nên tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn và :
Hãy sống
trong một vườn xuân đầy hoa lá,
Muôn chim ca vang dậy buổi bình minh,
Để thấy vũ trụ tưng bừng muôn sắc thắm
Cho lòng mình vui sống kiếp phù sinh ?
Đời ngắn ngủi, ai ơi đừng để phí !
Hãy yêu thật nhiều và sống như mơ,
Không gì vui bằng duyên tình êm ái,
Đừng dại khờ để duyên kiếp thờ ơ ?
Muôn chim ca vang dậy buổi bình minh,
Để thấy vũ trụ tưng bừng muôn sắc thắm
Cho lòng mình vui sống kiếp phù sinh ?
Đời ngắn ngủi, ai ơi đừng để phí !
Hãy yêu thật nhiều và sống như mơ,
Không gì vui bằng duyên tình êm ái,
Đừng dại khờ để duyên kiếp thờ ơ ?
(Yêu,
hãy yêu và gìn giữ)
Trần Thị Trúc Hà
Thơ đâu phải là những lời phù phiếm
Trả lờiXóaMà đó là lời thả của tâm hồn .......
......
Bây giờ thì vào nhà bé được rồi -không phải tìm đường link nữa -
Chà có người vào đây trước mattroi rồi nè ! Chúc mừng Cua Nhỏ đã có hai độc giả vào đọc bài của Út rồi nha ! Hihihihi
Trả lờiXóa