VAY TÌNH
Vay em
Vay nửa nụ cười
Sao giờ phải vướng đến mười nhớ thương?
Em là hoa đẹp hướng
dương
Còn tôi chiếc lá cuối đường gió bay...
*
Vay em
Vay nửa lời yêu
Sao giờ phải nhận
trăm điều dèm pha?
“Kiều nữ thì
sánh đại gia
*
Vay em
Vay nửa cuộc tình
Sao giờ phải trả
muôn nghìn đớn đau?
Em tìm vương miện
trăng sao
Bỏ tôi hóa sóng
thét gào biển khơi.
Thanh Trắc Nguyễn Văn
Tình yêu muôn
thuở vẫn đẹp và mộng mơ, nó nhẹ nhàng đầy lãng mạn hay vô tình chết dần theo
năm tháng là ở cách giữ gìn của mỗi người chúng ta.
Tình yêu trong “Vay tình” của nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn thật sâu sắc, tất cả những
gì của cô gái trong mắt chàng trai đều đẹp và duyên dáng . Cứ ngỡ sẽ là một
tình yêu thật đẹp mà chàng trai dành cho cô gái nhưng ở đây, tác giả lại để tựa
đề “Vay tình”. Người ta thường vay vật
chất thế nhưng ở đây lại là “vay tình”
làm cho độc giả chú ý ngay ở tựa đề bài thơ.
Không dám nói là yêu, không thổ
lộ tình yêu của mình ra bên ngoài mà nhân vật trữ tình cứ gọi là “vay”. “Em” đi qua cuộc sống tâm hồn chàng trai nhẹ nhàng, êm ắng thật hồn nhiên.
Có lẽ chàng trai đa tình, mơ mộng, khắc khoải đang chờ mong một tình yêu tươi
tắn rạng ngời phải chăng ?
“Vay em
Vay nửa nụ cười
Sao giờ phải vướng đến mười nhớ thương?
Em là hoa đẹp hướng dương
Còn tôi chiếc lá cuối đường gió bay...”
“Em” như hòa vào sự tinh khôi thuần khiết của hương đồng gió nội đậm
nét chân quê, không gian tĩnh lặng, hồn nhiên như trong mơ. Ấy vậy mà tác giả
chỉ dám “vay” có “nửa nụ cười” để rồi phải “vướng
đến mười nhớ thương”, tình yêu thật diệu kỳ, nó cứ âm thầm đến mà không báo
hiệu cho ta biết chừng để rồi chỉ cần nụ cười trên môi nàng hé mở ấy mà dường
như nhân vật trữ tình đã yêu “em” rồi
phải chăng ? Thật nhẹ nhàng và thanh khiết biết bao !
Giấc mơ ấy khiến
chàng ngây ngất, mái tóc “em” nhẹ
nhàng vờn trong gió thoảng bình dị mà hồn nhiên đằm thắm, em đẹp như loài hoa “hướng dương” tươi nguyên, rạng ngời sức
sống. Hướng dương - loài hoa biểu tượng cho niềm tin, sự hy vọng vào một ngày
mới, niềm tin vào tương lai, so sánh cô gái với loài hoa này quả thực là một
nghệ thuật rất tài tình của nhà thơ.
Bằng bàn tay nghệ
thuật của mình, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ không
chỉ là nhân vật trong thơ mà kể cả ngoài đời thực cũng vậy. Nhưng tôn vinh “em” bao nhiêu thì nhân vật trữ tình lại hạ thấp bản thân mình bấy
nhiêu: “Còn tôi chiếc lá cuối đường gió bay”, hai hình ảnh đối lập
nhau làm cho bài thơ cứ đi thẳng vào lòng người, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
“Vay em
Vay nửa lời yêu
Sao giờ phải nhận trăm điều dèm pha?
“Kiều nữ thì sánh đại gia
Có đâu đến kẻ không nhà ngu ngơ!”.
Đoạn thơ thứ hai
mang nét đượm buồn trong từng suy nghĩ của chàng trai, yêu lại không dám nói,
nhân vật cứ hạ thấp bản thân của mình để tôn lên vẻ đẹp kiêu sa của cô gái, chỉ
bằng ánh nhìn, lời yêu thôi nhưng sao chàng trai lại phải chịu “trăm lời dèm pha” ? Nếu nói trắng ra thì
đó là cái nhìn của sự nhục nhã của một người “không nhà” đang theo đuổi một cô gái kiều diễm mộng mơ của mọi
người dành cho anh nhưng vốn dĩ tình yêu không có tội, nghèo thì không thể ước
mơ cho mình một tình yêu, một hạnh phúc sao? Chàng trai nghèo về vật chất nhưng
lại giàu có về tâm hồn. Đó mới thật đáng quý !
Sự tình ở đời mấy
ai biết trước được; yêu và được yêu là niềm vui, hạnh phúc của mọi người thế
nhưng mọi thứ với chàng trai chỉ là con số không tròn trĩnh mà thôi.
“Em” là một thiếu nữ mang vẻ đẹp tươi trẻ, vẻ đẹp thực của trần thế
bình dị còn chàng trai chỉ biết yêu bằng tấm lòng chân thành của mình rồi đành
bất lực trước cuộc đời dâu bể, trước những lời dị nghị “dèm pha”. Có lẽ chàng đã từng mơ về một cuộc sống bình dị bên người
mình yêu, mơ về một tình yêu sẽ cập bến bờ hạnh phúc thực sự, sẽ được ngọt đôi
môi, được lên ngôi cuộc sống thế nhưng, hai chữ thế nhưng đã ngăn cách tất cả
đã kéo “anh” về với thực tại đầy phủ
phàng của dòng người bon chen:
“Kiều nữ thì sánh đại gia
Có đâu đến kẻ không nhà ngu ngơ!”
Một hạnh phúc chưa kịp đến tay rồi chợt vỡ, một tình yêu vẫn
chưa vẹn tròn rồi lại chia xa, và cứ thế niềm vui từ từ khép lại nhường chỗ cho
sự vỡ tan đang ùa về ….
Cứ thế, nhịp thơ
sáu – tám đang xen cùng sự đối lập giữa hai nhân vật chính đã làm cho bài thơ
càng trở nên sâu sắc nhưng thực sự rất gần gũi, bằng ngôn từ rất bình dị, không
mấy màu mè Thanh Trắc Nguyễn Văn đã đưa vào thơ ca một cách tài tình và đầy suy
ngẫm.
Tôi đã đọc được rất nhiều những bài thơ của Thanh Trắc Nguyễn
Văn, thiết nghĩ nhà thơ rất giỏi dùng những ngôn từ bình dị và đan xen
vào hình ảnh thật cụ thể để diễn đạt những cảm giác vô cùng tinh tế.
Khổ thơ cuối của bài thơ, tôi rất thích, vì ở đó, không chỉ
bằng hình
ảnh hay ngôn từ bộc lộ ra bên ngoài mà nó còn chứa rất
nhiều điều để ta suy tưởng về một tình yêu!
Tiếng thơ cứ tuôn trào như dòng suối êm đềm chảy trôi, như mặt
sông cứ lặn tờ từ hai phía và cũng như chưa bao giờ tiếng thơ thành thật đến thế,
thành thật để diễn tả một cách chân tình của một trái tim chỉ biết yêu bằng
tình cảm chân thật, từ một trái tim không toan tính, bon chen!
“Vay em
Vay nửa cuộc tình
Sao giờ phải trả muôn nghìn đớn đau?”
Một cuộc tình chưa kịp trọn vẹn nhưng nay cứ dần vỡ tan như
bọt sóng. Sóng cứ mãi vỗ vào bờ theo năm tháng còn bờ cát trắng thì vẫn cứ lặng
im. Một câu hỏi mà chắc chắn sẽ theo chàng trai ám ảnh đến suốt cuộc đời. Tác
giả rất tinh tế về ngôn từ ở câu thơ “muôn nghìn đớn đau” cuộc tình không trọn
vẹn sẽ để lại trong lòng mỗi người một sự nuối tiếc, sự khổ đau nhưng rồi thời
gian sẽ làm nhòa đi tất cả, mọi khổ đau sẽ dần nguôi ngoai nhưng cái “muôn
nghìn đớn đau” ấy sao thấy mênh mông quá khi nào mới dần nguôi hay cứ âm ĩ chảy,
âm ĩ hiện về trong từng nỗi nhớ quá khứ và chỉ chực chờ trào tuôn.
“Vay em
Vay nửa cuộc tình
Sao giờ phải trả muôn nghìn đớn đau?
Em tìm vương miện trăng sao
Bỏ tôi hóa sóng thét gào biển khơi.”
Tình yêu không trọn vẹn đã để lại “muôn
nghìn đớn đau” trong lòng anh, chẳng phải là một mà là cả “nghìn đớn đau”. Phải chăng những kỉ
niệm mà chàng trai ấp ủ bao năm tưởng như xa vắng đó nay lại ngát dậy một mùi
hương, mùi hương của những năm tháng mộng mơ đầy lãng mạn để rồi phải lịm tắt
như màn đêm u tối bao quanh.
Có lẽ là bao nhiêu tâm sự, bao ước mơ cháy bỏng của một đời người được
tác giả gửi gắm vào khổ cuối của bài thơ.
“Em” đi tìm một cuộc sống mới, để lại một người đang
hoài thẩn thờ ngóng trông một tình yêu vời vợi để nỗi nhớ in sâu trong lòng
không chịu ngủ yên để bây giờ chợt trào tuôn mạnh mẽ quá:
“Em tìm vương miện trăng sao
Bỏ tôi hóa sóng thét gào biển khơi”
Bằng nghệ thuật dùng từ khá độc đáo “vương
miện trăn sao” cũng đủ minh chứng cho tất cả, nhân vật “em” cố gắng
đi tìm một nơi mới với tình yêu mới, với cuộc sống mới mà vô tình quên mất đi
tình yêu chân thành của chàng trai nghèo nơi xóm nhỏ, “em” vô tình bỏ
lại một mối tình nhẹ nhàng, sâu lắng như làn gió tháng giêng và “em”
cũng ra đi không một lời từ biệt để lại chàng trai một nỗi nhớ, nỗi buồn thấu
tận tâm can.
Xuyên suốt cả bài thơ, ta thấy cái giá phải
trả của chàng trai tăng lên rất nhanh. Ở cả ba đoạn thơ, nhân vật nam chỉ “vay”
có một “nửa” mà lại phải trả “mười” rồi đến “trăm” và thậm
chí là đến “nghìn” cái “đớn đau”. Nghệ thuật tăng tiến cứ thôi
thúc, cứ dồn nén và đã vỡ òa thành câu thơ cuối cùng “Bỏ tôi hóa sóng thét
gào biển khơi”, làm tôi nhớ đến câu thơ “Nửa đêm hóa sóng thét gào tìm
em” trong bài thơ “Tương tư” trong tập “Giọt lệ trăng” của
chính tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn.
Theo tôi, câu thơ cuối cùng của bài thơ là một
nghệ thuật trong một bài thơ hay và sâu sắc đến vậy. Nghệ thuật so sánh của tác
giả giữa nỗi đau trong lòng với sóng biển quả thật rất tài tình.
Sóng vốn là một trạng thái động, Nó cũng là một vật thể
thiên nhiên vì vậy sóng luôn chứa đựng những mâu thuẫn trong cùng một trạng
thái đôi lúc lại dịu êm như bản tình cả du dương bất hủ, có khi lại ồn ào sóng
xô và đôi lúc lại lặng lẽ như thiếu nữ tròn trăng.
Nhưng
cũng có những lúc dữ dội ầm ào mạnh mẽ đến điên cuồng, bao nhiêu sự buồn tủi
kết thành hai chữ “thét gào” đã minh chứng tất cả cho tình yêu quá mãnh liệt
dành cho “em”. Cái giá mà chàng trai phải trả cho mối tình không trọn
vẹn là quá đắt.
Cả bài thơ, tác giả lặp lại chữ “vay”
tới sáu lần nhưng đều là vay một “nửa”. Sự lặp lại đó là một dụng ý rất
nghệ thuật của nhà thơ. Cũng như mọi quy luật nhân quả khác có vay thì có trả
nhưng ở đây, hai chữ “vay tình” làm người đọc bỗng thấy bàng hoàng, xót
xa cho nhân vật trữ tình, anh chỉ vay một nửa nhưng cái giá anh trả là quá đắt,
anh phải trả đến “mười nhớ thương”, phải trả đến “trăm lời dèm pha”
và tệ hơn là anh phải nhận đến “ muôn nghìn đớn đau”.
Bằng nghệ thuật dùng từ gần gũi bình dị nhưng
vô cùng sâu sắc, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã để lại trong lòng chúng ta chút gì đó
của sự nuối tiếc, bâng khuâng và cũng thật đượm buồn.
Trần Thị Trúc Hà
Bài đăng trên trang web văn học lục bát tháng 1/2013 và lọt vào vòng chung khảo cuộc thi thơ hay trang datdung.com
Ui sao giờ theo chân Cua sang thì vào được nhà Cua dễ dàng rồi nè ! Mà Cua mới đem bài sang hay sao mà giờ vô thấy nhiều bài mới quá ta ? Chúc mừng bài bình của Út được lọt vào vòng chung khảo cuộc thi thơ hay này nhé ! Hihihihi
Trả lờiXóaMà Út bỏ cái phần hạch hỏi rô-bốt này đi cho khỏi rườm rà. Thật ra nó cũng chẳng chặn được nếu ai đó muốn vào quậy phá. mà với bạn bè thì sẽ thấy trở ngại thế cũng sẽ ngại vào luôn đó Út ạ !
Trả lờiXóa